Để nghiên cứu thực trạng HĐTH của HS Trường THPT Hòa An, chúng tôi đã nghiên cứu nội quy, quy định, các văn bản hướng dẫn của ngành, nhà trường; các báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường. Đồng thời tiến hành quan sát HĐTH của học sinh, kết hợp trao đổi với CBQL, GV trong trường để có một số nhận xét sơ bộ về hoạt động tự học của HS.
Trên cơ sở nhận xét sơ bộ về HĐTH của học sinh, chúng tôi đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến số 1 (Phụ lục 1) và tổ chức trưng cầu ý kiến đối với 100 học sinh thuộc 3 khối 10, 11, 12 và tiến hành xử lý các số liệu thu được để đánh giá thực trạng HĐTH của học sinh nhà trường.
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học HS muốn tự học đạt kết quả thì phải có nhận thức đúng, đầy đủ, ý nghĩa của tự học, từ đó các em có định hướng đúng cho HĐTH và ý thức về HĐTH của bản thân.
Để đánh giá nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học, chúng tôi đã dùng câu hỏi số 1 của phiếu trưng cầu ý kiến. Học sinh đánh giá về vai trò, ý nghĩa của tự học bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 10 tùy theo mức độ nhận thức, kết quả được thể hiện trong bảng 2.4:
Bảng 2.4. Nhận thức của HS về vai trò, ý nghĩa của tự học.
TT Vai trò, ý nghĩa của tự học Thứ
bậc
1 Giúp học sinh hiểu sâu bài hơn 4
2 Giúp học sinh củng cố kiến thức 5
3 Giúp học sinh mở rộng kiến thức 6
4 Giúp học sinh hình thành và phát huy tính tự giác, tích cực,
chủ động, sáng tạo trong học tập 1
5 Giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi 2 6 Giúp học sinh rèn luyện được phương pháp học tập, làm việc,
tư duy khoa học 3
7 Giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách 7
Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy, tự học nhằm hình thành và phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập được HS đánh giá ở vị trí thứ nhất 1; giúp HS có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi ở vị trí thứ 2; rèn luyện phương pháp học tập, làm việc, tư duy khoa học xếp vị trí thứ 3;
giúp HS hiểu sâu bài hơn ở vị trí thứ 4. Đối với vai trò, ý nghĩa như hình thành và phát triển nhân cách, tự hoàn thiện nhân cách học sinh đánh giá thấp, xếp vị trí thứ 7.
Nhìn chung, HS nhà trường đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học song phần lớn HS mới chỉ nhìn thấy ý nghĩa của tự học với kết quả học tập trước mắt, chưa thấy được hiệu quả sâu hơn, lâu dài hơn trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Một số HS quan niệm là “tự học” là không có thầy bên cạnh nên họ nghĩ rằng chỉ những người thông minh mới tự học được và từ đó sinh ra thiếu tự tin vào khả năng tự học của mình nên phần lớn chỉ dựa vào bài giảng của thầy, cho nên đa số HS chưa có động cơ, thái độ chủ động trong học tập, biểu hiện thiếu sự độc lập trong suy nghĩ và tiếp nhận, còn lơ là trong học tập, có thái độ còn trông chờ vào bạn vào thầy, từ đó các em không phát huy được năng lực tự học của mình.
2.3.1.2. Thực trạng về việc lập và thực kế hoạch tự học
Mở đầu của một hoạt động là việc lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch có vai trò quan trọng đối với cả quá trình thực hiện hoạt động đó. Sau khi xác định được động cơ, nhận thức đúng đắn về tự học, HS cần xây dựng cho mình một kế hoạch tự học khoa học và hợp lý.
Qua tìm hiểu cho thấy hiện nay phần lớn học sinh không có kế hoạch tự học cho mình, thực ra nhà trường chưa có quy định nào về việc này, vì thế không có việc kiểm tra xem học sinh có kế hoạch tự học cho mình hay không, học sinh nào thấy cần thiết và có tác dụng thì tự xây dựng cho mình một chương trình để tự học, tự nghiên cứu, còn đa số HS vẫn học
theo thời khoá biểu, hằng ngày các em học theo thời khóa biểu của ngày hôm sau.
Để đánh giá việc lập kế hoạch và mức độ thực hiện kế hoạch tự học của nhà trường chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 2. Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 2.5. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của HS
Các loại kế hoạch
Lập kế hoạch (%) Mức độ thực hiện (%) Thường
xuyên
Không có
Thực hiện thường
xuyên
Thực hiện nhưng không thường
xuyên
Không thực hiện
Kế hoạch tự học từng ngày 60 40 40 53 7
Kế hoạch tự học từng tuần 45 56 30 15 55
Kế hoạch tự học từng tháng 20 80 15 3 82
Kế hoạch tự học từng học kỳ 10 90 7 3 90
Kế hoạch tự học cả năm học 2 98 0 2 98
HS chưa thực sự quan tâm đến việc lập kế hoạch tự học, có tới 40% số HS không có kế hoạch tự học từng ngày; 56% không có kế hoạch và 80%
không có kế hoạch tháng . . .; có 60% HS lập kế hoạch tự học từng ngày và việc lập kế hoạch cả năm học chiếm tỉ lệ thấp nhất (2%). Song song với việc lập kế hoạch là mức độ thực hiện kế hoạch. Phần lớn HS thực hiện kế hoạch tự học ở mức độ không thực hiện. Trong 60% HS lập kế hoạch tự học hàng ngày thì 53% HS thực hiện thỉnh thoảng nhưng không thường xuyên và chỉ có 40% thực hiện ở mức thường xuyên. Với kế hoạch tự học cả năm thì có tới 98% HS không thực hiện.
Như vậy, khi HS tự học sẽ “lờ mờ” vì các công việc không được xác định rừ ràng, khụng cú cỏch thức tổ chức thực hiện, khụng cú phõn phối thời gian. Việc lập kế hoạch tự học của HS mới chỉ tập trung phần nhiều cho việc tự học trong thời gian ngắn, trước mắt (kế hoạch từng ngày), chưa có kế
hoạch trong thời gian dài (kế hoạch năm học). Đồng thời, mức độ thực hiện kế hoạch còn ở mức độ thấp, chưa thường xuyên thậm chí là không thực hiện.
2.3.1.2. Thực trạng nội dung tự học
Nội dung tự học sẽ quyết định đến kết quả học tập của các em. Khi HS xác định được nội dung cần phải học và hoàn thành nội dung tự học do bản thân đề ra cũng có nghĩa là đã có kế hoạch tự học và thực hiện được kế hoạch tự học.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát nội dung tự học của học sinh
STT Các nội dung Ý kiến trả lời
SL %
1 Học những nội dung do giáo viên hướng dẫn yêu cầu 35 35
2 Học nguyên văn theo sách giáo khoa 30 30
3 Kết hợp học theo yêu cầu của giáo viên và học
nguyên văn theo sách giáo khoa 24 24
4
Kết hợp học theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, học theo sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, tài liệu nâng cao
21 21
Sử dụng câu hỏi số 3 trong phiếu hỏi dành cho HS khảo sát thực trạng các nội dung tự học của HS thu được kết quả như sau: 35% học theo yêu cầu của GV hướng dẫn; 30% học nguyên văn theo sách giáo khoa; 24% kết hợp học theo yêu cầu GV hướng dẫn và học nguyên văn theo sách giáo khoa; 21%
kết hợp học theo yêu cầu của GV hướng dẫn, học theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo.
Như vậy, chỉ có 21% số HS đã xác định được nội dung tự học tốt khi biết kết hợp học theo yêu cầu GV hướng dẫn, học theo sách giáo khoa và tìm kiếm thêm kiến thức, thông tin từ những tài liệu nâng cao, tham khảo. Bên cạnh đó vẫn có tới 35% học sinh chỉ học theo yêu cầu GV hướng dẫn, và tỉ lệ 30% HS học nguyên văn theo sách giáo khoa, chưa biết nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo hay các tài liệu nâng cao để mở rộng, đào sâu kiến thức.
Nhìn chung, xác định nội dung tự học của HS là khá nhưng việc khai thác nội dung từ các tài liệu của HS còn chưa cao.
2.3.1.3. Thực trạng sử dụng phương pháp tự học tập
Kết quả học tập của HS được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó phương pháp học tập là một yếu tố quan trọng. Muốn có kết quả học tập cao đòi hỏi HS phải có một phương pháp học tập tốt và phù hợp. Để khảo sát thực trạng các phương pháp tự học của HS, chúng tôi đã dùng câu hỏi số 4 và thu được như sau:
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát phương pháp tự học của học sinh
STT Các phương pháp Ý kiến trả
lời
SL %
1 Đọc và nghiên cứu bài mới ở SGK trước khi nghe giảng 23 23 2 Kiểm tra lại suy nghĩ của mình về bài học sau khi nghe
giảng để rút kinh nghiệm cho học lần sau
10 10
3 Tập trung nghe giảng và ghi chép cẩn thận 97 97 4 Học thuộc lòng hết tất cả các môn 96 96 5 Khi học tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời 28 28 6 Gặp vấn đề khó quyết tâm làm bằng được 37 37 7 Mạnh dạn hỏi thầy, trao đổi cùng bạn bè giải quyết khó
khăn để hoàn thành nhiệm vụ
30 30
8 Thích đọc nhiều sách tham khảo 35 35
9 Thích làm hầu hết các bài tập ở nhà 35 20
10 Tham gia xây dựng bài học 20 20
11 Kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận dụng để giải quyết nhiệm vụ học tập
13 13
- Phương pháp học tập thường xuyên của HS vẫn phổ biến theo lối cũ, học thụ động, học chủ yếu là học thuộc lòng (96%), phần lớn HS chỉ xem lại bài sau khi lên lớp, việc HS thường xuyên nghiên cứu bài trước khi học ở lớp chỉ có 6%, tập trung nghe giảng và ghi chép cẩn thận (97%), càng hiếm có HS kiểm tra lại suy nghĩ của mình về bài học sau khi nghe giảng để rút kinh nghiệm (10%) và chỉ có 13% biết kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy,
vận dụng để giải quyết nhiệm vụ học tập, học sinh chưa biết cách nêu và tự giải quyết vấn đề một cách khoa học, học chỉ theo một chiều, ngại hỏi thầy, hỏi bạn, thiếu tự chủ trong học tập. Học sinh vẫn còn mang nặng tư tưởng truyền thống “Học ghi, thi thuộc”, cách “học vẹt” vẫn còn thịnh hành.
Nhìn chung đa số HS chưa tìm được phương pháp học, tự học phù hợp với bản thân, chủ yếu vẫn theo lối học truyền thống, học nguyên văn mà chưa chú ý rèn luyện các kỹ năng tự học. Việc tự học chủ yếu là giải những bài tập đối phó với sự kiểm tra của GV, chưa tích cực nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa và tích lũy kiến thức. Học sinh chưa xây dựng được mối liên hệ ngược để có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động tự học của mình.
Qua các kết quả phân tích trên và quan sát, trao đổi trực tiếp với một số HS trong trường xin rút ra một số nhận xét về thực trạng hoạt động tự học của HS như sau: HS nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tự học còn chưa đầy đủ, nhiều học sinh chưa có kế hoạch tự học hoặc đã có kế hoạch nhưng việc thực hiện không cao; nội dung tự học của HS trong phạm vi sách giáo khoa, vở ghi là nhiều, chưa biết mở rộng các vấn đề, tìm hiểu các tài liệu nâng cao, tham khảo. Chưa có phương pháp tự học khoa học, phù hợp.
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh
Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐTH của HS trường THPT huyện Hòa An, chúng đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến số 2 (Phụ lục 2) cho 10 CBQL (ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn) và 31 GV trực tiếp làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp trong nhà trường.
2.3.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học.
Nhận thức của CBQL và GV về vai trò, ý nghĩa của quản lý HĐTH có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Người quản lý phải có nhận thức đúng mới có thể giúp HS định hướng đúng mục đích học tập và là điều
kiện cần có trước tiên để nâng cao chất lượng giáo dục. Để tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV nhà trường về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phiếu hỏi. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học
T
T Vai trò, ý nghĩa
Mức độ quan trọng (%) Cán bộ quản lý Giáo viên Rất
cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất cần thiết
Cần thiết
Khôn g cần thiết 1 Giúp học sinh hiểu sâu bài
hơn 80 20 0 83,87 16,13 0
2 Giúp học sinh củng cố kiến
thức 80 20 0 83,87 16,13 0
3 Giúp học sinh mở rộng kiến
thức 90 10 0 93,54 6,46 0
4
Giúp học sinh hình thành và phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
100 0 0 96,77 3,23 0
5 Giúp học sinh có kết quả cao
trong kiểm tra và các kỳ thi 70 30 0 87,1 12,9 0 6
Giúp học sinh rèn luyện được phương pháp học tập, làm việc, tư duy khoa học
80 20 0 90,32 9,68 0
7 Giúp học sinh hình thành và
phát triển nhân cách 80 20 0 90,32 9,68 0
Theo bảng kết quả trên, phần lớn CBQL và GV đánh giá vai trò của tự học trong việc giúp HS hình thành và phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập là rất quan trọng (100% CBQL và 96,77% GV).
Những vai trò khác của tự học như: giúp học HS rèn luyện được phương pháp
học tập, làm việc, tư duy khoa học; giúp HS hình thành và phát triển nhân cách cũng được 80% CBQL và 90,32% GV đánh giá ở mức rất quan trọng.
Tuy nhiên, còn 20% CBQL và 9,68% GV đánh giá vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học trong việc giúp HS rèn luyện được phương pháp học tập, làm việc, tư duy khoa học, giúp HS hình thành và phát triển nhân cách chỉ ở mức tương đối quan trọng.
Qua kết quả trên cho ta thấy CBQL và GV của nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của công tác QL hoạt động tự học. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao kết quả tự học của HS và chất lượng giáo dục nhà trường.
2.3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh
Quản lý HĐTH của HS gồm nhiều nội dung nhưng trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu vào các nội dung: xây dựng, bồi dưỡng động cơ tự học; QL hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học, QL hướng dẫn HS xây dựng nội dung tự học; QL hướng dẫn hướng phương pháp tự học;
kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của HS; tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ hoạt động tự học của HS.
Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐTH của HS chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 trong phiếu hỏi và thu được kết quả như sau
• Công tác giáo dục động cơ tự học cho học sinh
Để tìm hiểu thức tế về công tác giáo dục động cơ, mục đích tự học cho HS Nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các hoạt động cụ thể với kết quả như sau:
Bảng 2.9. Các hoạt động giáo dục động cơ tự học cho học sinh
TT Nội dung
Mức độ (%) Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không có
1 Tổ chức học tập nội quy, quy chế cho học sinh ngay sau khi nhập học
75,61 24,39 0
2 Tổ chức cho học sinh tham quan phòng truyền thống của nhà trường
29,27 48,74 21,59
3 Xây dựng bầu không khí thi đua học tập trong học sinh
31,7 53,65 14,65 4 Kích thích hứng thú tự học của HS 21,95 51,22 26,83 5 Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh 17,07 53,65 29,28
Nhà trường đã có nhiều hoạt đông giáo dục nhằm xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho HS. 100% CBQL và GV của nhà trường đều thống nhất nhà trường đã tổ chức học tập cho HS học tập nội quy, quy chế ngay từ khi nhập học. Tuy nhiên, biện pháp tổ chức cho HS tham quan phòng truyền thống thì có tới 48,74% CBQL và GV đánh giá nhà trường chỉ thực hiện thỉnh thoảng.
Xây dựng bầu không khí thi đua học tập trong học sinh được CBQL và GV đánh giá mức độ thường xuyên là 31,7%, chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng (53,65%) và còn tỉ lệ nhỏ không thực hiện (14,65%).
Qua phân tích bảng số liệu trên cho thấy việc xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học của nhà trường đã được thực hiện tốt nhất thông qua việc tổ chức học tập nội quy, quy chế cho HS ngay sau khi nhập học. Các biện pháp còn lại đều rất cần thiết nhưng việc thực hiện lại vẫn còn chưa thường xuyên, chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng.
• Quản lý việc xây dựng kế hoạch tự học của HS
Bảng 2.10. Mức độ hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học của GV
Nội dung Tỷ lệ
SL %
Thường xuyên 10 24,39
Thỉnh thoảng 26 63,42
Không có 5 12,19