Toàn huyện có 2 trường THPT, Trường THPT Hòa An đặt tại thị trấn Nước Hai huyện Hòa An. Trong đó trường giữ vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp GD vùng miền núi, dân tộc của huyện Hòa An.
Trường THPT Hòa An được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1963 theo Quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng về việc thành lập trường Phổ thông trung học vùng cao, đặt tại Bản Vạn xã Bế Triều (Hòa An).
Là đơn vị nhiều năm liền được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận và khen thưởng: Danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc". Đây là nơi tập trung con em đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng xa xôi của huyện, đào tạo trình độ văn hoá cấp THPT cho con em, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ, nguồn nhân lực lao động cho Huyện và Tỉnh.
Mục tiêu chung của nhà trường là: GD toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, cung cấp cho HS học vấn phổ thông cơ bản và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ chung của toàn quốc, khu vực, thế giới; xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học chủ động, tích cực sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Trường THPT Hòa An có hơn 20% HS ở nội trú (trường hợp ưu tiên cho các con em thuộc diện khó khăn, các xã xa xôi, con em dân tộc ít người và con em thương bệnh binh). Trường vừa phải thực hiện nhiệm vụ như các trường phổ thông, theo quy định trong điều lệ trường phổ thông vừa phải chú ý đến tính dân tộc và đặc điểm nội trú. Ngoài việc dạy văn hoá theo mục tiêu đã đặt ra, nhà trường còn phải thay mặt gia đình HS, cộng đồng các dân tộc và toàn xã hội nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ HS trong suốt quá trình học tập.
Khi thành lập, trường gồm 3 lớp học dựng tạm với 70 HS của 18 dân tộc thuộc 18 xã trong huyện Hòa An. Đến nay, Trường được xây dựng khang trang hiện đại với 28 phòng học, 4 phòng chức năng, 4 phòng học bộ môn,
nhà đa năng, kí túc xá học sinh, nhà công vụ, nhà hiệu bộ, thư viện… Nhà trường có 45 giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và 3 giáo viên có trình độ thạc sỹ, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Trường THPT Hòa An được đánh giá là một trong những trường thuộc tốp đầu của tỉnh về chất lượng dạy và học.
2.2.1. Quy mô trường lớp
Bảng 2.1. Số lớp và số học sinh trường THPT Hòa An
Khối
Năm học 2010 -2011
Năm học 2011- 2012
Năm học 2012- 2013
Số lớp Học
sinh Số lớp Học sinh Số lớp Học sinh
10 6 235 7 240 7 235
11 7 232 7 239 7 245
12 7 233 7 236 7 230
(Nguồn: trường THPT Hoà An)
- Qua bảng trên cho thấy nhà trường có đủ ở 3 khối và có số HS tham gia học khá đông vì đây là trường điểm của huyện và nằm ngay trung tâm thị trấn của huyện. Số lượng HS qua các năm học tương đối đồng đều.
2.2.2. Chất lượng giáo dục
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực của HS trường THPT Hòa An Năm
học
Tổn g số HS
Xếp loại
Học lực Tốt
nghiệp Giỏi Khá Trung (%)
bình Yếu Kém
2009-
2010 725 SL 30 237 439 13 6 90,65
% 4,13 32,68 60,55 1,79 0,82
2010-
2011 700 SL 27 230 430 10 3 97,85
% 3,85 32,85 51,42 1,43 0,42
2011-
2012 715 SL% 4,4732 33,28253 58,88421 1,259 00 97,45 2012-
2013 710 SL 36 251 415 7 1
% 5 35,35 58,45 0,98 0,14 98,7 (Nguồn: báo cáo tổng kết năm học của trường)
- Chất lượng giáo dục HS của trường THPT Hoà An trong những năm học qua đã được nâng lên qua từng năm học. Kết quả học tập cuối năm khá đồng đều qua các năm, số HS giỏi chưa nhiều. Tỷ lệ HS tốt nghiệp hàng năm tăng dần nhưng chủ yếu đỗ tốt nghiệp loại trung bình, tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp khá, giỏi còn thấp. Tỷ lệ HS đạt giải trong các kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia còn thấp, ít có HS đạt giải cao trong các kỳ thi này.
2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Đội ngũ CBQL (lãnh đạo trường) của Trường 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đều là đảng viên; có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức,… là những người gương mẫu, tạo được niềm tin trong nhân dân, GV và HS. Về cơ cấu, có đồng đều về giới (2 nam 1 nữ) có 3 CBQL là người dân tộc thiểu số nên việc nắm đặc điểm tâm sinh lý, nguyện vọng của HS có nhiều thuận lợi. CBQL đều có thâm niên công tác quản lý lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.
Bảng 2.3: Số CBQL, GV của trường trong năm học 2012 – 2013 TT Chức vụ/bộ môn Số lượng Nữ Giáo viên
dân tộc
Trình độ
Th.S ĐH
1 Hiệu trưởng 1 1 1
2 Hiệu phó 2 1 2 1 1
GVđứng lớp 47 37 35 2 47
1 Toán 9 9
2 Tin 2 2
3 Vật lý 5 5
4 Hóa học 4 4
5 Sinh học 4 4
6 Kỹ thuật CN 2 2
7 Văn học 6 1 6
8 Lịch sử 3 1 2
9 Địa lý 3 3
10 Anh văn 5 5
11 GDCD 2 2
12 T.dục 3 3
13 GDQP 2 2
Tổng 50 38 38 3 47
(Nguồn: Trường THPT Hòa An)
Căn cứ vào số liệu bẳng trên ta thấy, số lượng GV đảm bảo yêu cầu giảng dạy với tỉ lệ 2,5 GV/lớp, tuy nhiên thực tế GV giữa các khối, các môn chưa cân đối, có môn thừa, có môn lại thiếu GV.
Tổng số GV của trường là 50 GV, trong đó số GV đạt chuẩn trình độ đào tạo là 45, có 3 giáo viên là trình độ thạc sỹ và có 1 GV đang học cao học.
Tập thể sư phạm nhà trường đều là tập thể tốt, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau. Về thâm niên, Trường thuận lợi là vừa có GV lớn tuổi giàu kinh nghiệm vừa có GV trẻ tuổi năng động, nhiệt tình, yêu nghề, ham học hỏi có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để làm gương cho HS noi theo và để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực tự học cho HS.
2.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất
Nhà trường có 28 phòng học văn hóa, 4 phòng học bộ môn, 1 thư viện, 1 nhà bếp, 1 phòng ăn và khu kí túc xá của học sinh có 18 phòng.
Thư viện có 6000 cuốn sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham khảo, tranh ảnh.. .
Phòng học bộ môn được trang bị một số thiết bị thí nghiệm, mô hình, hóa chất, hơn 70 máy tính phục vụ cho giảng dạy.
Có sân bóng chuyền, sân chơi cầu lông, bàn chơi bóng bàn, xà đơn xà kép, hố nhảy cao nhảy xa phục vụ cho môn học thể dục, rèn luyện thân thể.
Thực tế cho thấy CSVC nhà trường đã được nâng cấp, đủ phòng để dạy học, đã có phòng thí nghiệm và phòng thực hành bộ môn nhưng các phương tiện hiện đại ít được sử dụng đến, hiện nay thư viện của trường: sách, báo, tài liệu tham khảo đã được đầu tư nhưng còn hạn chế, phòng đọc còn khá chật hẹp nên HS rất ngại đến ngồi đọc hoặc tìm tài liệu tham khảo, sân thể dục chưa đủ rộng để các em thoải mái khi học tập, chưa có sân chơi riêng, CSVC nhà trường chỉ đủ để giảng dạy, chưa tạo được điều kiện để phát huy năng lực tự học cho HS.
2.3. Thực trạng tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh