Bồi dưỡng phương pháp, rèn luyện

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 100 - 104)

kỹ năng tự học cho học sinh. 77,1 22,9 0 68,6 31,4 0 3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao vai trò tự học của học sinh

82,9 17,1 0 74,3 25,7 0

4

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh

71,4 28,6 0 65,7 31,4 2,9

5

Kết hợp công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường với hoạt động ngoại khóa nhằm kích thích, thúc đẩy khả năng tự học của học sinh

100 0 0 65,7 25,8 8,5

6

Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bi dạy học phục vụ tốt cho hoạt động tự học của học sinh

94,3 5,7 0 62,9 28,6 8,5

Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý: Các biện pháp đề xuất đều dược đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ cao, đều từ 70% trở lên. Đặc biệt đối với biện pháp nâng cao nhận thức cho học sinh và tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, phục vụ tốt cho hoạt động tự học được CBQL và GV đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ đều là 100% và 94,3%. Biện pháp 2 và 3 cũng được đánh giá cao là rất cần thiết. Đây là khâu then chốt, chủ yếu là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ GD & ĐT trong các nhà trường hiện nay.

Về tính khả thi của các biện pháp quản lý: Các biện pháp được đánh

giá ở mức độ rất khả thi với tỉ lệ tương đối cao bởi vì nó phù hợp với việc thực hiện các chức năng cũng như quyền hạn công tác quản lý trong nhà trường. Với mỗi biện pháp mức độ rất khả thi thấp hơn mức độ rất cần thiết. Biện pháp nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh đánh giá mức độ rất cần thiết là 100%, nhưng đánh giá về tính khả thi thì mức độ rất khả thi chỉ đạt 80%. Biện pháp tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, sử dụng có hiệu quả cho hoạt động tự học 94,3% và biện pháp kết hợp thi đua khen thưởng với hoạt động ngoại khóa nhằm kích thích, thúc đẩy khả năng tự học của học sinh tỷ lệ đánh giá rất cần thiết là 100% nhưng đánh giá ở mức độ rất khả thi chỉ đạt hơn 60%. Có một số ý kiến cho rằng muốn thực hiện tốt hơn hai biện pháp này cần có sự hỗ trợ của các cấp quản lý, của ngành GD & ĐT.

Nhận thấy rằng các biện pháp quản lý trên đều mang tính cần thiết và mang tính khả thi, song từ ý tưởng tới hiện thực là một khoảng cách không gần, quá trình biến ý tưởng thành hiện thực còn gặp nhiều khó khăn.

Các biện pháp sẽ đạt hiệu quả cao khi được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp quản lý và các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đồng thời, phải thực hiện phối hợp, đồng bộ các biện pháp căn cứ vào những điều kiện cụ thể, đặc trưng riêng của nhà trường.

Kết luận chương 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận của vấn đề đã trình bày ở chương 1, căn cứ vào nghiên cứu thực trạng ở chương 2, chúng tôi xây dựng các biện pháp chủ yếu quản lý HĐTH của HS trường THPT Hòa An. Đó là những tác động của nhà QL vào việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐTH cho HS và các lực lượng hữu quan; tác động đến GV cải tiến phương pháp dạy học, giúp học HS cách tự học; hướng dẫn HS phương pháp, kỹ năng tự học; đổi mới kiểm tra đánh theo hướng thúc đẩy hoạt động tự học; kết hợp công tác thi đua

khen thưởng và hoạt động ngoại khóa nhằm kích thích hoạt động tự học; tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động tự học của HS .. nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả HĐTH của HS, góp phần đưa chất lượng GD trong nhà trường phát triển.

Việc quản lý HĐTH của học sinh trường THPT Hòa An là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc dạy – học và là con đường ngắn nhất để nâng cao chất lượng GD trong nhà trường. Tuy nhiên một số biện pháp, tính khả thi được đánh giá thấp hơn so với tính cần thiết, có nghĩa là khi thực hiện các biện pháp này sẽ gặp nhiều trở ngại nếu không có sự đầu tư và chuẩn bị chu đáo, sát sao của lãnh đạo nhà trường, của tập thể CB, GV và cố gắng nỗ lực của bản thân mỗi HS thì mục tiêu đặt ra khó có thể trở thành hiện thực. Do đó cần có sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ các biện pháp để nâng cao hoạt động tự học của HS, góp phần nâng cao chất lượng GD trường THPT Hòa An

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Quản lý tự học là một nội dung cơ bản trong quản lý GD, QL nhà trường. Với xu thế phát triển của xã hội như hiện nay và trong tương lai, tự học và QL tự học càng trở nên quan trọng, giúp HS tự chủ động được bản thân, đồng thời nâng cao hiệu quả GD. Muốn HĐTH của HS đạt kết quả cao, công tác QL HĐTH cần phải chú trọng tới một số nội dung:

- Hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học - Cung cấp các điều kiện để tự học.

- Hướng dẫn nội dung, phương pháp tự học. - Kiểm tra khen thưởng và các hình thức khác.

Để thực hiện chức năng quản lý của mình, đội ngũ CBQL, GV, lãnh đạo các cấp phải được quán triệt tinh thần này để không ngừng nâng cao chất lượng quản lý HĐTH của HS, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD.

Căn cứ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và thông qua việc đánh giá

những ưu điểm, nhược điểm; những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý HĐTH của HS trường THPT Hòa An. Chúng tôi đề xuất các biện pháp chủ yếu (then chốt, quan trọng nhất) trong việc quản lý HĐTH của HS trường THPT Hòa An, cụ thể:

- Nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường đặc biệt là HS về tầm quan trọng của tự học.

- Bồi dưỡng phương pháp, rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao vai trò tự học của HS.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng thúc đẩy HĐTH của HS.

- Kết hợp công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường với hoạt động ngoại khóa nhằm kích thích, thúc đẩy khả năng tự học của HS. - Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bi dạy học phục vụ tốt

cho HĐTH của HS.

Các biện pháp trên có mối quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trỡ lẫn nhau. Qua khảo sát, các biện pháp trên có tính cần thiết và khả thi tương đối cao.

Đặc biệt, trong công tác quản lý HĐTH đối với HS người dân tộc có những khó khăn nhất định, không thể dập khuôn máy móc mà căn cứ vào tình hình cụ thể, sử dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp.

Ngoài việc áp dụng cho các trường THPT Hòa An, các biện pháp trên cũng có thể vận dụng cho HS ở các trường THPT của các địa phương khác.

Với góc độ chủ quan, tác giả luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 100 - 104)