* Đặc điểm tâm lý trong học tập
Học sinh THPT ở lứa tuổi 14-15 đến 17-18 tuổi, là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên. Ở lứa tuổi này các em đã đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, tính tích cực và tính tự lập cao. Thái độ học tập cũng có thay đổi, thái độ đó trở nên nghiêm túc hơn, có ý thức hơn.
Là trường trung tâm của huyện, Trường THPT Hòa An có hơn 80% là học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng như bao học sinh THPT khác học sinh ở lứa tuổi này cũng phát triển về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên thực tế bản chất đa số HS dân tộc cho thấy:
- Ưu điểm
HS đang ở lứa tuổi phát triển đạt được sự trưởng thành về thể lực và trí tuệ. So với người Kinh các em có sự trội hơn về sức khỏe.
Các em có độ nhạy cảm cao về thính giác và thị giác, dễ phát hiện các dấu hiệu đơn lẻ bên ngoài. Tư duy trực quan hình tượng khá tốt.
Trong học tập các em thường trung thực, thẳng thắn, không “dấu dốt”.
Có nhiều em có lòng ham hiểu biết, phấn đấu theo các tấm gương sáng trong học tập, trong cuộc sống.
Đời sống tỡnh cảm phong phỳ, cỏc em rất chõn thực, giản dị, yờu ghột rừ ràng. Sự tương đồng về hoàn cảnh sống đã làm các em gắn bó, thân thiết với nhau hơn.
Một đặc điểm nổi bật của HS dân tộc là tính cách hồn nhiên, giản dị, tính tự trọng cao và dễ tin. Sự tự trọng của các em đôi khi thái quá trở thành tự ái, bảo thủ, hay có những phản ứng mạnh mẽ khi bị xúc phạm. Song các em rất hăng hái, nhiệt tình với các hoạt động bề nổi như: thể thao, văn nghệ, lao động. Đây là hoạt động rất dễ lôi cuốn các em hòa nhập vào tập thể.
- Hạn chế
Phần đông HS chưa xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn.
Quá trình chuyển hoá nhiệm vụ, yêu cầu học tập cũng như cơ chế hình thành ở bản thân HS diễn ra chậm.
Một đặc điểm nổi bật trong tư duy của HS dân tộc thiểu số là chưa quen lao động trí óc, ngại động não, thường suy nghĩ một chiều, ngại đi vào những vấn đề rắc rối, phức tạp. Các em chưa biết xem xét vấn đề một cách thấu đáo, phát hiện, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề học tập, dễ dàng thừa nhận những điều người khác nói. Đa số HS chỉ cố gắng ghi nhớ toàn bộ lời giảng của giáo viên rồi lặp lại y nguyên (học vẹt), ngại đào sâu suy nghĩ, tìm dấu hiệu bản chất của nội dung vấn đề.
Tư duy chưa linh hoạt, mềm dẻo, khả năng thay đổi giải pháp, thay đổi dự kiến cho phù hợp với hoàn cảnh còn chưa nhanh, rập khuôn máy móc, khả năng độc lập suy nghĩ và óc phê phán còn hạn chế.
Khả năng tư duy kinh nghiệm của HS đạt mức cao so với trình độ chung của lứa tuổi. Tư duy lý luận thấp hơn so với yêu cầu quá trình chú ý đã phát triển nhưng lại hay quên, khả năng tự điều chỉnh ghi nhớ có ý thức của HS còn chưa cao.
Thao tác tư duy: khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát còn chưa toàn diện.
Nhìn chung HS dân tộc cấp THPT có sức ỳ về tâm lý, áp lực tâm lý cản trở sự lĩnh hội tri thức, quá trình hình thành thái độ và niềm tin trong học tập. Tâm thế học tập thụ động, trong quá trình học ít khi có phản ứng tích cực trở lại. Nắm bắt tâm lý HS là một công việc cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người QL trường trong công tác chỉ đạo, đưa ra những giải pháp QL dạy học và QL người học có hiệu quả nhất.
*Đặc điểm hoạt động tự học của học sinh Trường THPT Hòa An Trong môi trường phổ thông thời gian dành cho học tập chính khóa chiếm phần lớn thời gian đào tạo. Cùng với các dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa như vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, tham quan, học tập ngoại khóa thì hoạt động tự học nhằm củng cố, bổ xung sung, nâng cao, mở rộng kiến thức đã học, phát triển hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.
Việc tự học của HS được thực hiện tại phòng ở kí túc xá (KTX) (đối với HS nội trú) do ban quản sinh phối hợp với đội cờ đỏ, cán bộ lớp và bảo vệ nhà trường tiến hành và thực hiện tại gia đình (đối với HS không ở nội trú) do gia đình quản lý.
Thời gian dành cho hoạt động tự học tập của các em trong ngày khá nhiều (buổi sáng lên lớp, buổi chiều chủ yếu là tự học ở nhà) nhưng còn bị chi phối bởi cách học, kế hoạch học, động cơ học tập nên mức độ thực hiện nội
dung công việc còn hạn chế. Phần lớn học sinh chỉ chú ý đến những bài học, bài tập mà GV sẽ kiểm tra ngày hôm sau.
Sự nỗ lực của bản thân học sinh trong tự học chưa cao, khi gặp khó khăn trong học tập (một bài tập khó,một vấn đề chưa hiểu. . .) hầu hết các em bỏ qua, chỉ một số ít hỏi thầy, hỏi bạn hoặc tự mày mò, tiếp tục suy nghĩ tìm tài liệu để giải quyết vấn đề.
Kết luận chương 1
Tự học là một hoạt động độc lập, chủ yếu mang tính cá nhận của người học trong quán trình nhận thức, học tập để cải biến nhân cách, nó vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của quá trình đào tạo.
Quản lý hoạt động tự học thực chất là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân mình.
Với xu thế phát triển của xã hội như hiện nay và trong tương lai, tự học và quản lý tự học càng trở nên quan trọng, giúp HS tự chủ được bản thân, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục. Muốn hoạt động tự học của HS đạt kết quả cao, công tác quản lý HĐTH cần phải chú trọng tới việc: Tạo nội lực tự học, tạo môi trường cung cấp các điều kiện để tự học, hướng dẫn tự học, dạy cách tự học, kiểm tra khen thưởng và các hình thức khác phải được quán triệt tinh thần này và có hiểu biết về nội dung, yêu cầu, phương pháp tác động quản lý nói chung và quản lý HĐTH nói riêng để thực hiện chức năng quản lý của mình.
Từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi sẽ khảo sát đối chiếu, so sánh với thực tế HĐTH và quản lý hoạt động tự học ở trường THPT Hòa An. Nội dung chủ yếu của vấn đề này được thể hiện qua chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HềA AN HUYỆN HềA AN TỈNH CAO BẰNG
2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của huyện Hòa An 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư
Huyện Hòa An nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng, bao quanh thị xã Cao Bằng
- Phía bắc giáp huyện Hà Quảng,
- Phía đông bắc giáp huyện Trà Lĩnh,
- Phía đông giáp huyện Quảng Hòa, nam giáp huyện Thạch An,
- Phía tây giáp huyện Nguyên Bình và Thông Nông
Toàn huyện có 1 thị trấn và 20 xã. Huyện lỵ là thị trấn Nước Hai nằm trên tỉnh lộ 203 cách Thành phố Cao Bằng 15 km về hướng Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 667 km2.
Địa hình của huyện cao dần từ phía tây sang phía đông bắc, chia thành 3 tiểu vùng: vùng núi, vùng đồng bằng, vùng đồi. Đất đai được chia làm 2 nhóm: nhóm đất vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Trong đó nhóm đất đồi núi chiếm 80% diện tích đất tự nhiên.
Về khí hậu, Hòa An nằm trong vùng phía Đông Bắc cả nước chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đói gió mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình là 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 280C. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C.
Dân cư phân bố thưa thớt. Theo số liệu thống kê, toàn huyện có 63.515 người (bao gồm nhiều dân tộc anh em như tày, nùng, dao, H’Mông . . .) trong đó dân tộc Tày chiếm 50% dân số của huyện.
2.1.2. Đặc diểm kinh tế - xã hội
Huyện Hòa An là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng gắn với cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta như: hang Lam sơn, suối Nặm Lìn . .
Về kinh tế xã hội (số liệu hết năm 2010): Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Hòa An đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X (2005-2010). Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề ra.
Trên cơ sở chính sách thông thoáng mở cửa của huyện, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và phát huy được lợi thế của địa phương. Trong đó thương mại, dịch vụ phát triển tương đối nhanh và sâu rộng, là nơi cung cấp hàng hóa cho các xã và vùng lân cận.
Công nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nguồn lao động địa phương, phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ cho nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của huyện. Trong đó, trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong nông nghiệp. Ngoài cây lương thực chính là cây lúa, hình thành các vùng chuyên canh cây thuốc lá, đậu và cây thực phẩm rau xanh là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy và nguồn thực phẩm cho nhân dân trong huyện.
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, hệ thống giao thông trong huyện luôn được cải thiện và nâng cấp; các công trình công cộng, công sở, trường học, trạm xá được xây dựng kiên cố, khang trang hơn.
Bên cạnh quá trình phát triển kinh tế, việc phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, y tế cũng được các cấp chính quyền quan tâm nhằm tạo điều kiện nâng cao dân trí, đảm bảo sức khỏe và đời sống tinh thần cho nhân dân.
Phát huy được kết quả đạt được, mục tiêu trong giai đoạn hiện nay của huyện là xây dựng theo hướng hiện đại, văn minh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
2.1.3. Tình hình giáo dục của huyện Hòa An
Giáo dục tiểu học: Toàn huyện có 28 trường tiểu học, tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) với 16149 HS; đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 1997 và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2009.
Giáo dục THCS: Toàn huyện có 21 trường THCS, THCS và THPT với hơn 8400 học sinh
Giáo dục THPT: Toàn huyện có 2 trường THPT với hơn 1350 HS
Tính đến năm 2010 - 2011, mạng lưới trường lớp, các loại hình GD đã được củng cố, phát triển, điều chỉnh gắn với địa bàn dân cư và bố trí tương đối hợp lý ở các địa phương, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người học, vừa thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Mạng lưới trường, lớp đã phủ kín tới các thôn bản với nhiều hình thức đa dạng. Cơ sở vật chất trường học không ngừng được đầu tư hoàn thiện, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa. Chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL ngày càng được nâng cao. Ở các bậc học, cấp học, chất lượng giáo dục và đào tạo ngày được nâng cao, ngành GD - ĐT đạt chuẩn phổ cập GD tiểu học, trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Hệ thống trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học các cấp ngày càng được mở rộng và thu nhiều thành tựu, hệ thống các trường THPT, trung học chuyên nghiệp cũng đã có nhiều bước phát triển so với trước.
Ngành GD&ĐT đã góp phần phát triển đúng hướng theo mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho huyện nhà.