Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 67)

3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực 6,58 48,78 14,64 Qua tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: chỉ có 6,58% CBQL và G

2.4.3.Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan:

- Học sinh phần lớn là người dân tộc, các em xác định mục tiêu học tập chưa rõ ràng, động cơ thái độ học tập chưa đúng và chưa đủ mạnh, xem việc học là bị bắt buộc, là nghĩa vụ nên thiếu tự giác, thiếu tích cực và ý chí vươn lên.

- Vì HS chưa nhận thức đúng đắn vai trò, tác dụng của tự học, không biết tự học bắt đầu từ đâu, chưa biết sử dụng phương pháp tự học và hình thức tự học như thế nào cho phù hợp, khi gặp vấn đề khó có khá đông HS thường xuyên bỏ qua. Vẫn mang nặng lối học thụ động, thầy dạy gì học nấy, dạy bao nhiêu học bấy nhiêu, không chịu chủ động tìm tòi, sáng tạo,…

- Các kĩ năng tự học như: kĩ năng nghiên cứu tài liệu, đọc sách, tự kiểm tra, đánh giá , hệ thống hóa kiến thức còn yếu. . .

b) Nguyên nhân khách quan:

- Chương trình Sách giáo khoa có thể quá tải đối với HS dân tộc thiểu số (DTTS): Các em chưa hiểu được bài này thì phải học sang bài khác môn khác. Khi dạy phụ đạo thì các em học sinh yếu lại không tham gia. Đối với các em, tự học là chủ yếu, bởi anh chị, cha mẹ, người thân trong gia đình hoặc không có khả năng hướng dẫn, hoặc không có ý thức trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở quản lý, hay do hoàn cảnh khó khăn mà gia đình đã không chú trọng đến việc học của con em mình. Việc học tập của các em phải nhờ đến sự tận tâm của

GV, nhờ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường. Vì vậy ý thức tự học của các em là đặc tính rất cần được nhà trường xây dựng cho các em.

- Phong trào tự học, tự rèn luyện chưa được phát động với quy mô toàn trường. Chưa có quy định chung cho việc học ở lớp, ở nhà chẳng hạn như:

+ Phải đọc và nghiên cứu bài trước khi nghe giảng

+ Mỗi HS được vào thư viện đọc sách, tài liệu tham khảo ít nhất 1 tuần bao nhiêu lần,…

- Phương pháp dạy học của một số GV chưa đổi mới, hoặc đã đổi mới PPDH như: cho HS học theo nhóm, sử dụng giáo án điện tử,… chưa khoa học, kém hấp dẫn nên không tạo được hứng thú và không khí thoải mái cho HS trong học tập, chưa thật sự mang lại hiệu quả nhằm phát huy năng lực tự học cho HS. Trong các giờ lên lớp GV mới chỉ chú ý đến việc truyền thụ nội dung kiến thức của bài học.

- Việc tổ chức kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện chưa đánh giá được nội dung HS tiến hành tự học và mức độ hoàn thành các nội dung tư học.

- Một số trang thiết bị, các phương tiện, thiết bị dạy học chưa đồng bộ và hiện đại. Giáo viên chưa thực sự quan tâm, sử dụng thường xuyên các phương tiện thiết bị trong dạy học, các tiết học dạy chay vẫn tồn tại.

- Sự kết hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường chưa đồng bộ nên các hoạt động hỗ trợ giáo dục chưa mang tính giúp sức nhà trường xây dựng nền nếp, kỉ cương và tổ chức được các phong trào thi đua nhằm khuyến khích nâng cao năng lực tự học cho HS, công tác thi đua, khen thưởng chưa đi sâu nội dung giáo dục động cơ học tập, hình thức chưa hấp dẫn nên không lôi kéo được HS tham gia tích cực.

Kết luận chương 2

Từ những kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thức trạng quản lý của nhà trường đối với hoạt động quản lý hoạt động tự học của HS. Trong những năm qua, nhà trường đã thật sự quan tâm và thực hiện tốt các chức năng quản lý, đặc biệt là công tác quản lý HĐTH của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả học tập của HS ngày càng được nâng lên, tỷ lệ HS tốt nghiệp ra trường ngày càng cao. Đội ngũ CBQL và GV của nhà trường luôn luôn nhiệt tình, có trách nhiệm cao, luôn tận tâm với công tác, luôn có ý thức học tập để rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tuy nhiên, công tác quản lý HĐTH của HS nhà trường vẫn còn một số tồn tại đó là: nhận thức của HS về tự học chưa toàn diện; phương pháp học tập của HS vẫn chưa khoa học; việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên đã được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến hành còn chậm, cơ sở vật chất cơ bản đã được đầu tư quan tâm nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng thúc đẩy hoạt động tự học của HS chưa thực sự thường xuyên và hiệu quả; các phong trào thi đua nhằm khuyến khích nâng cao năng lực tự học cho HS chưa thu hút được HS tham gia tích cực.

Trên cơ sở nghiên cứu và điều tra thực trạng, để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quản lý hoạt động tự học của HS, đề tài đã hệ thống hóa và đề xuất một số biện pháp quản lý thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên. Vấn đề này xin được trình bày ở chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 67)