Bồi dưỡng phương pháp, rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 75 - 80)

3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực 6,58 48,78 14,64 Qua tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: chỉ có 6,58% CBQL và G

3.2.2. Bồi dưỡng phương pháp, rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm trang bị cho HS trường THPT Hòa An nắm vững được hệ thống các kỹ năng, phương pháp tự học. Trên cơ sở đó có thể vận dụng các kỹ năng trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu một cách khoa học, hoàn thành các nhiệm vụ học tập với kết quả cao nhất.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Theo quan ni m c a tâm lý h c lao n g, k n ng là kh n ng, n ng l c s d ng tri th c th c hi n thu c tính c a s v t hi n t n g, gi i quy t thành công các nhi m v lý lu n hay th c ti n nh t n h. Theo các nhà giáo d c h c, k n ng v h c t p là m t lo i k n ng chuyên bi t c a h th ng k n ng s ph m dùng l nh h i tri th c, phát tri n trí tu , g m có: k n ng k ho ch hoá, k n ng t ch c và i u ch nh, k n ng ki m tra và t ki m tra. â y là 3 khâu quan tr ng c a H TH. S th ng nh t gi a 3 khâu là i u ki n c b n HS có th t h c t t c các môn h c.

Trên cơ sở đó nhà trường xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho HS một số phương pháp, kỹ năng tự học thông qua các hoạt động ngay sau khi nhập học, trong các giờ lên lớp và tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm tự học và củng cố các kỹ năng tư học cho HS thường xuyên trong suốt năm học. Các phương pháp và kỹ năng tự học cần dựa và thiết thực cho HS người DTTS, HS ở KTX (nội trú) và không ở nội trú. Vì vậy, cần bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng tự học cho HS THPT Hòa An những kỹ năng tự học sau:

Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học phải được xem là một nhiệm vụ của GV giảng dạy. Giáo viên cần làm cho HS hiểu xây dựng kế hoạch có một ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập và là một việc làm mang tính khoa học. Kế hoạch được xây dựng rõ ràng, thực hiện nghiêm túc HS sẽ đạt kết quả cao trong học tập.

Kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu: Bố trí thời gian biểu tự học hợp lý; Xác định đúng nội dung học tập: xác định khối lượng kiến thức cần phải học, kiến thức cần đi sâu, mở rộng; HS lựa chọn phương pháp học phù hợp đối với từng môn học.

- Một số yêu cầu của kế hoạch:

+ Kế hoạch tự học phải có tính khoa học và tính khả thi.

+ Có nội dung cụ thể, thời gian hợp lý với cá nhân và kế hoạch của tập thể. + Mềm dẻo trong công việc đảm bảo tính chính xác của kế hoạch và tính thực tế của công việc.

+ Đảm bảo hợp lý thời gian vui chơi giải trí và học tập cho từng môn. Biết xen kẽ, luân phiên các hoạt động học tập khác nhau như (đọc, viết, vẽ, làm bài tập) tránh sự kích thích đơn điệu, gây mệt mỏi, chán nản.

Đối với HS dân tộc như trường PTTH Hòa An, các yêu cầu của kế hoạch cần được tăng dần từ thấp đến cao, từ ít nội dung đến nhiều nội dung.

Kỹ năng đọc sách

SGK có tác dụng giúp cho các em có điều kiện tự học trước khi đến lớp, trong lúc học ở lớp và trong ôn tập chuẩn bị kiểm tra

Người giáo viên cần phải giới thiệu sách (sách giáo khoa, sách nâng cao, tài liệu tham khảo) và hướng dẫn HS cách đọc sách. Đọc sách cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Phải có mục đích đọc sách rõ ràng. Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: Đọc để làm gì? Từ đó trả lời câu hỏi: Đọc sách gì? Ở đâu? Và đọc như thế nào?

Chọn sách phù hợp với khả năng, nhiệm vụ của bản thân. Chọn sách theo các căn cứ: theo yêu cầu của giáo viên; theo hứng thú, sở thích bản thân; theo nguồn chứa tài liệu có thể cung cấp cho HS.

Phương pháp đọc sách: đưa ra một quy trình đọc sách cụ thể để HS tham khảo, HS có thể áp dụng quy trình đó và tự tìm phương pháp phù hợp với bản thân: đầu tiên là xác định mục đích đọc sách, rồi tìm hiểu địa chỉ cuốn sách, tiếp là xem mục lục, sau đó xem lời mở đầu, xem kết luận và tóm tắt ở cuối sách, cuối cùng là đọc một vài đoạn văn hoặc đọc sâu tùy theo yêu cầu bản thân.

HS có thể tham khảo một số cách đọc và lựa chọn theo mục đích đọc của mình: Đọc lướt qua; Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần), Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ; Đọc nghiền ngẫm nội dung cuốn sách; Đọc thụ động; Đọc chủ động; Đọc nông; Đọc sâu.

HS phải tích cực tư duy, phải tập trung chú ý cao độ khi đọc sách. Rèn

luyện kĩ thuật đọc: Đọc bằng mắt và óc chứ không đọc bằng miệng; Tránh

đọc nhảy trở lại quá nhiều; Cố gắng hiểu ý nghĩa cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu; Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách. Đồng thời phải ghi chép một cách khoa học những điều đã đọc.

Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá tự điều chỉnh quá trình học tập.

Tự kiểm tra đánh giá giúp người học hiểu rõ khả năng của mình, những mặt mạnh cần tiếp tục phát huy và những mặt yếu cần khắc phục nhằm nâng cao năng lực tự học cho bản thân.

+ Cần hướng dẫn cho HS nắm được mục đích, nội dung nhiệm vụ, quy trình và các hình thức tự KT, ĐG,…

+ Nắm bài ở mức độ nào bằng cách tự đặt câu hỏi cho mình và tự trả lời. So sánh nội dung trả lời với nội dung bài học để kiểm tra.

+ Đối chiếu kết quả giải bài tập với các bạn hoặc với sách giải bài tập để so sánh xem mức độ đúng sai thế nào, nếu sai thì tìm nguyên nhân, nếu không hiểu thì hỏi bạn, hỏi thầy. Tự KT, ĐG là hình thức tự giác cao của hoạt động tự học. Đây là những kỹ năng đòi hỏi phải động não toàn diện, một sự tự giác cao.

- Tạo mọi điều kiện để khuyến khích HS tự KT, ĐG.

- Trong quá trình giảng dạy thường xuyên hướng dẫn, theo dõi đôn đốc HS thực hiện các mối liên hệ ngược trong quá trình học tập để kịp thời điều chỉnh sao cho kết quả học tập tốt hơn.

* Hướng dẫn HS phương pháp tự học

Dựa vào điều kiện học tập, đặc trưng của từng môn học mà mỗi HS cần lựa chọn cho mình phương pháp tự học, các hình thức tổ chức tự học phù hợp: Học một mình với sách giáo khoa, vở ghi, nghiên cứu tài liệu tham khảo. Có thể sử dụng hình thức này khi chuẩn bị bài cho bài học buổi sau; Học nhóm có thể tiến hành khi làm các bài tập GV giao; Học phụ đạo có GV hướng dẫn. Có thể sử dụng hình thức này để mở rộng kiến thức, luyện tập, củng cố kiến thức của một nội dung nào đó mang tính chất tổng hợp hơn.

Để bồi dưỡng được các kỹ năng trên phù hợp với đối tượng HS, nhà trường (thông qua GV chủ nhiệm, GV bộ môn, tổ chức Đoàn Thanh niên,...) hướng dẫn và giúp đỡ HS một cách cụ thể như: tổ chức bồi dưỡng về phương pháp; xây dựng mẫu kế hoạch, trình bày trước tổ nhóm, cách thức tự kiểm tra đáng giá, v.v...

Ngoài ra, cần thực hiện một số biện pháp cụ thể:

- Nhà trường đưa nội dung xây dựng kế hoạch tự học của HS vào quy chế học tập của HS trong nhà trường, bắt buộc HS phải thực hiện. Đây là cơ

sở để ban cán sự lớp, GVCN phát hiện những kế hoạch nào mang tính không khả thi, yêu cầu chỉnh sửa lại.

- Để việc thực hiện kế hoạch của HS có hiệu quả tốt thì cần có sự kết hợp ban quản lý HS (đối với HS ở khu vực ký túc), phụ huynh HS thường xuyên đôn đốc tạo điều kiện để HS thực hiện với việc KT, ĐG của nhà trường nhằm góp phần tích cực cho việc hoàn thành nhiệm vụ của HS.

- Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh quá trình học tập được tổ chức thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, tổ học tập, các buổi thảo luận,… tạo điều kiện cho HS tự thể hiện, tự so sánh đối chiếu ý kiến của mình với ý kiến của người khác.

- Kỹ năng diễn đạt nội dung tài liệu đọc được từ SGK thường được thông qua các buổi học chính khóa, học ngoài giờ lên lớp (ở thư viện,ở kí túc, ở nhà,…) để HS thực hiện các kỹ năng này tốt thì GV bộ môn là người có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, theo dõi kịp thời sửa chữa, uốn nắn nhằm giúp các em có phương pháp tự học ngày càng khoa học hơn.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Quá trình hình thành một kỹ năng tự học cho học sinh phải trải qua các bước nhận thức, thể nghiệm, thành thạo trong luyện tập và sáng tạo. Đòi hỏi phải có thời gian dài và kiên trì hường dẫn và luyện tập. Do đó GV phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đầu tư thời gian, tận tâm với công việc để nâng cao chất lượng để duy trì liên tục việc rèn luyện các kỹ năng cho HS.

- Các bước hình thành kỹ năng cho HS phải theo quy trình đồng bộ, phải được sự thống nhất chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường, phòng ban, tổ bộ môn, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Bởi đội ngũ giáo viên là lực lượng để duy trì liên tục việc rèn luyện các kỹ năng cho HS.

- GV chủ nhiệm, GV bộ môn ngoài việc hướng dẫn HS hình thành các kỹ năng tự học phải luôn nắm chắc tình hình học sinh lớp chủ nhiệm, tình hình HS môn mình được giao giảng dạy trên cơ sở đó mới có thể phân loại

chính xác được trình độ HS để rèn luyện cho HS phát triển vững chắc các kỹ năng tự học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Trung học phổ thông Hòa An, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 75 - 80)