Các thương vụ M&A đáng chú ý tại Việt Nam trong năm 2009

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 53)

Ngành tài chính

Tháng 8, CIMB Investment Bank Bhd (CIMB) của Malaysia, công ty con của Bumiputra Commerce Holdings Bhd, đã đồng ý mua lại 10% cổ phần tại Công ty tài chính chứng khoán công nghiệp tàu thủy từ Công ty TNHH tài chính công nghiệp tàu thủy Việt Nam, một đơn vị thuộc sở hữu 100% vốn của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), với giá trị 34 tỷ đồng (1,9 triệu Đô la Mỹ. Đồng thời, CIMB đã được cấp quyền chọn để tăng cổ phần của mình từ 10% lên 40% bằng cách mua thêm 30% cổ phần từ Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy. CIMB Group là nhà cung cấp các dịch vụ tài chính lớn thứ hai của Malaysia và là một trong những tập đoàn ngân hàng hàng đầu tại Đông Nam Á.

Tháng 8, Woori Investment & Securities Co Ltd, (Woori I&S) của Hàn Quốc tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của mình từ 12,7% lên 49% bằng cách mua thêm 36,3% cổ phần trong Công ty CP Chứng khoán Biển Việt (CBV), một công ty môi giới chứng khoán có trụ sở tại Hà Nội, với giá trị 107,8 tỷ đồng (6 triệu Đô la Mỹ). Đến tháng 12, Công ty CP Chứng khoán Biển Việt (CBV) đổi tên thành Công ty CP Chứng khoán Woori CBV (Woori CBV). Woori I&S là công ty chứng khoán hàng đầu ở Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực môi giới, kinh doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành và các dịch vụ tài chính cho các nhà đầu tư Hàn Quốc và nước ngoài. Tháng 8, sau khi được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) đồng ý bán ra 5% cổ phần cho BNP Paribas (BNPP), qua đó tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% lên 15% vốn điều lệ của OCB. Đến tháng 11, OCB ký biên bản ghi nhớ về việc tăng vốn góp của BNPP trong OCB lên 20% vào thời điểm thích hợp trong năm 2010.

Tháng 8, SBI Holdings Inc (SBI) của Nhật Bản, thông qua SBI Ven Holdings Pte Ltd do SBI sở hữu 100%, đã mua 20% cổ phần trong Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong có trụ sở tại Hà Nội (TienPhongBank). Các thành viên sáng lập của TienPhongBank là Công ty FPT, Vietnam Mobile Services (VMS) – Mobiphone, Tổng công ty CP tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) và các đơn vị liên quan khác. Các điều khoản tài chính không được tiết lộ.

Tháng 10, HSBC Insurance (Asia Pacific) Holdings Ltd. (HSBC) ký thỏa thuận tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của công ty này tại Tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn dịch vụ tài chính và bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam, từ mức 10% lên 18% với trị giá 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng 105,3 triệu Đô la Mỹ). Tổng số 53.682.474 cổ phiếu mới sẽ được phát hành cho HSBC thông qua phát hành trực tiếp để tăng cổ phần nắm giữ của HSBC.

Tháng 10, Taipei Fubon Commercial Bank Co Ltd, nhà cung cấp các dịch vụ ngân hàng thương mại có trụ sở tại Đài Loan và cũng là một công ty con của Fubon Financial Holding Co Ltd, một công ty niêm yết có trụ sở tại Đài Loan, cung cấp

các dịch vụ tài chính, đã mua lại các chi nhánh Việt Nam của Chinfon Commercial Bank Co Ltd, một ngân hàng thương mại có trụ sở tại Đài Loan và là công ty con của Central Deposit Insurance Corp, công ty bảo hiểm tiền gửi có trụ sở tại Đài Loan, với giá 78,1 triệu Đô la Mỹ.

Lĩnh vực bất động sản, xây dựng

Tháng 2, Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã hoàn tất việc bán 35 triệu cổ phần cho tập Đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel). Vinaconex là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam trong ngành xây dựng. Giao dịch này đã giúp cho Vinaconex thu được 701,9 tỷ đồng (40,1 triệu đô la Mỹ).

Tháng 2, Công ty CapitaLand, thông qua công ty con do CapitaLand sở hữu 100% là CVH Cayman 1, đã tăng quyền vốn chủ sở hữu từ 10% lên 70% trong Công ty CapitaLand – Hoàng Thanh bằng cách mua lại 60% cổ phần của Công ty Hoàng Thanh với số tiền là 551 tỷ đồng (32,5 triệu đô la Mỹ). CapitaLand – Hoàng Thanh là một công ty liên doanh chuyên phát triển và đầu tư bất động sản giữa Công ty Hoàng Thanh và tập đoàn CapitaLand của Singapore, có giấy phép đầu tư cho dự án xây căn hộ cao cấp “Satin Residence” trị giá 120 triệu đô la Mỹ tại khu đô thị mới MoLao tại quận Hà Đông, Hà Nội.

Tháng 6, Công ty cổ phần INB Investment đã mua 20,19% cổ phần, tương đương 2,22 triệu cổ phiếu phổ thông tại Tập đoàn Bê tông Châu Thới 620, công ty sản xuất nguyên vật liệu xây dựng và bê tông tại Hồ Chí Minh trong một giao dịch được đàm phán riêng. Công ty Quản lý vốn ACB, một đơn vị của Ngân hàng Thương mại Á Châu, đã mua thêm 16,58% cổ phần (tương đương 1,824 triệu cổ phiếu phổ thông tại Tập đoàn Bê tông Châu Thới 620 trong một giao dịch được đàm phán riêng khác trong năm 2009.

Tháng 7, công ty cổ phần Vincom, một công ty bất động sản có trụ sở tại Việt Nam, đã đồng ý mua lại 44,25% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc

Hoàng Gia, một công ty bất động khác cũng có trụ sở tại Việt Nam với giá trị 885 tỷ đồng (50,5 triệu đô la Mỹ). Giao dịch này được cơ cấu thông qua một đợt tăng vốn. Theo các điều khoản hợp đồng, Vincom được nhận thêm 88,5 triệu cổ phiếu mới của Hoàng Gia để nắm giữ tổng số 102 triệu cổ phiếu tại Hoàng Gia, tương đương 51% vốn trong công ty này. Trong một giao dịch có liên quan, Công ty cổ phần Du lịch Vinpearl Land, một công ty đã niêm yết có trụ sở tại Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản và du lịch, đã mua lại 28,75% cổ phần tại Hoàng Gia với giá trị 575 tỷ đồng (37,6 triệu đô la Mỹ).

Tháng 12, Công ty cổ phần Xi măng Hà tiên 2 (HT2) đã đồng ý sáp nhập với Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HT1). HT1 và HT2 đều đang niêm yết tại Hose, hoạt động trong ngành vật liệu xây dựng, cùng là công ty con của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, là một công ty thuộc sở hữu vốn Nhà nước của Việt Nam. Giá trị của thương vụ ước tính là 133 triệu đô la Mỹ. Sau sáp nhập, công ty mới được thành lập sẽ giao dịch với tên giao dịch là Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên.

Ngành thực phẩm

Tháng 2, một nhóm các nhà đầu tư, bao gồm Công ty đầu tư Kinh Đô, công ty do Tập đoàn Kinh Đô sở hữu 100% vốn, Công ty Uni-President Việt Nam và Công ty thức uống Tribeco Bình Dương, đã thông báo mua 72,6% cổ phần, tương đương 20 triệu cổ phiếu phổ thông mới tại Công ty cổ phần thực phẩm và thức uống Sài Gòn (Sabeco), một công ty sản xuất nước uống đóng lon với giá 7.520 đồng/cổ phiếu, tương đương 150,4 tỷ đồng (8,874 triệu đô la Mỹ).

Tháng 3, SABMiller Asia BV (SA), một đơn vị do SABMiller PLC sở hữu toàn bộ, đã mua 50% cổ phần trong Công ty Liên doanh SABMiller Việt Nam, một công ty sản xuất bia, từ đối tác liên doanh là Vinamilk, một công ty cổ phần đại chúng chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm từ sữa. SABMiller cho rằng việc mua lại cổ phần này sẽ cho phép công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường bia Việt Nam và cũng gia tăng sự hiện diện của công ty tại khu vực Châu Á. Vinamilk cũng tuyên bố “trong môi trường kinh tế hiện nay, Vinamilk muốn tập

trung hơn vào việc kinh doanh sản phẩm từ sữa và các thức uống dinh dưỡng nhằm nâng cao vị thế của công ty và tối đa hóa quyền lợi cho các cổ đông của Vinamilk”. Các điều khoản của giao dịch này không được công bố.

Tháng 6, Công ty International Consumer Products (ICP) đã chính thức trở thành chủ sở hữu chính của Công ty cổ phần thực phẩm Thuận Phát sau khi nắm giữ 51% cổ phần của công ty này. Các điều khoản của giao dịch không được công bố. Công ty cổ phần Thuận Phát được thành lập cách đây 27 năm, chuyên sản xuất các loại nước mắm, chất gia vị cay và các loại dưa chua bán tại thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Giao dịch này giúp ICP mở rộng hoạt động kinh doanh trong ngành thực phẩm và thức uống. Theo công bố của ICP, Thuận Phát sẽ tận dụng lợi thế về hệ thống phân phối to lớn của ICP để gia tăng thị phần. Ngoài ra, ICP sẽ hỗ trợ cho Thuận Phát phát triển một hệ thống quản trị hiện đại, cải thiện các kỹ năng bán hàng và tiếp thị chuyên nghiệp, tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cao.

Tháng 11, House Foods, một công ty thực phẩm và thức uống hàng đầu tại Nhật Bản với vị thế chi phối trong ngành sản xuất bột ca ri, đã ký thỏa thuận đầu tư khoảng 20 triệu đô la Mỹ vào Masan Group bằng việc mua lại 9 triệu cổ phiếu phổ thông mới với giá 40.000 đồng/cổ phiếu, chiếm 1,85% vốn cổ phần đã gia tăng của Masan Group. Các công ty mà Masan Group sở hữu hoặc có đầu tư bao gồm nhưng không giới hạn như Masan Food, một công ty thực phẩn và đồ uống lớn nhất Việt Nam và Techcombank, một ngân hàng thương mại hàng đầu với HSBC là đối tác chiến lược.

Tháng 12, Sapporo Holdings, một công ty cổ phần niêm yết tại Nhật Bản, quan tâm đến các lĩnh vực đồ uống có cồn, nước ngọt, nhà hàng ăn uống, bất động sản đã mua lại Công ty Kronenbourg Việt Nam, một công ty sản xuất và kinh doanh bia có trụ sở tại Việt Nam, thuộc Tổng Công ty Vinataba và Carlsberg Breweries A/S, một công ty sản xuất và kinh doanh bia rượu có trụ sở tại Đan Mạch, với giá trị 25,4 triệu đô la Mỹ. Theo các điều khoản hợp đồng, Sapporo đã mua lại 50% cổ phần từ

Carlsberg Breweries A/S và 15% từ Tổng Công ty Vinataba. Sau giao dịch, đổi tên Công ty Kronenbourg Việt Nam thành Công ty Sapporo Việt Nam.

Các khu vực khác

Tháng 3, Tập đoàn dầu nhớt MOTUL, một công ty sản xuất và phân phối dầu nhớt của Pháp, đã mua 70% cổ phần còn lại mà nó chưa nắm giữ tại Công ty cổ phần hóa chất và dầu nhờn (Vilube), một công ty sản xuất dầu nhờn với nhãn hiệu Vilube. Tập đoàn MOTUL thông báo sẽ đầu tư vào việc nâng cấp công nghệ sản xuất tại nhà máy Vilube hiện nay ở Hiệp Phước, Hồ Chí Minh với mục tiêu biến nó thành cơ sở sản xuất chính của MOTUL để cung cấp hàng cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tháng 5, Công ty dầu khí Pan Pacific Việt Nam (Pan Pacific), một công ty khai thác dầu khí tại Việt Nam, đã đồng ý mua 15% cổ phần của công ty Premier Oil trong khu khai thác dầu khí 07/03 tại lưu vực Nam Côn Sơn đầy tiềm năng. Sau khi hoàn thành giao dịch mua bán này, Premier Oil sẽ giữ 30% cổ phần theo hợp đồng sản xuất chung tại khu khai thác dầu khí 07/03, Pan Pasific sẽ nắm giữ 15%, Công ty khai thác dầu khí Việt Mỹ nắm giữ 45% và Pearl Oil nắm giữ 10%.

Tháng 7, Premier Oil PLC của Anh đã tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của mình lên 53,13% tại Block 12W ở Nam Côn Sơn, một dự án khai thác và sản xuất dầu khí bằng cách mua thêm 25% cổ phần từ Công ty Delek Energy Systems với tổng giá là 1,464 nghìn tỷ đồng (82 triệu đô la Mỹ). Đồng thời, Công ty PVEP, một công ty thuộc sở hữu 100% vốn của Petrovietnam, một doanh nghiệp nhà nước, đã thực hiện quyền chọn của mình để mua lại 15% cổ phần trong Block 12W tại Nam Côn Sơn từ Cty Delek Energy Systems với giá 205,4 tỷ đồng (11,5 triệu đô la Mỹ).

Tháng 6, Unilever đã thông báo mua lại 33,33% cổ phần của Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam từ Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem). Giá trị của giao dịch mua bán này không được đưa ra. Unilever và Vinachem đã ký thỏa thuận chấm dứt liên doanh để có thể mở rộng thêm hoạt động kinh doanh. Sau giao dịch Công ty

liên doanh Unilever Việt Nam đã trở thành một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và được đổi tên thành Công ty Quốc tế Unilever Việt Nam. Unilever là một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu và thành công nhất tại Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Tháng 6, Công ty Jardine Cycle & Carriage (JC&C) trụ sở tại Singapore đã tăng số vốn chủ sở hữu trong Tập đoàn Ô tô Trường Hải (THACO) từ 20,5% lên 23,4% với số tiền là 262,5 tỷ đồng (14,7 triệu đô la Mỹ). Hoạt động chính của THACO là sản xuất, lắp ráp, phân phối, bán lẻ hàng hóa, sửa chữa và bảo trì các phương tiện vận chuyển thương mại và vận chuyển hành khách tại Việt Nam theo các nhãn hiệu Kia, Foton, King Long, Hyundai và THACO. Sau đó, tháng 12, JC&C tiếp tục nâng tỷ lệ nắm giữ lên 29,2% bằng cách mua thêm 5,8% trong THACO với giá trị ước tính là 537 tỷ đồng (29 triệu đô la Mỹ).

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 53)