Những hạn chế của môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 50)

M&A là xu hướng tất yếu, nhưng hoạt động này vẫn còn thiếu hành lang pháp lý rõ ràng. Hoạt động M&A là một giao dịch phức tạp, đòi hỏi phải có quy định cụ thể, có một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, chuyển dịch tư cách pháp nhân, và nhiều vấn đề khác liên quan trực tiếp đến giao dịch này mà chưa được quy định cụ thể.

Tại diễn đàn M&A Việt Nam 2010 tổ chức ngày 25 tháng 5 vừa qua, Công ty chứng khoán Bản Việt có bài tham luận đề cập đến những vấn đề pháp lý mua bán sáp nhập. Theo đó, tổ chức tư vấn này cho rằng: “Quan điểm của các sở ban ngành, cơ quan liên quan chưa thống nhất trong cách xử lý và vận dụng luật để thực hiện. Quy định và luật điều chỉnh không đồng bộ làm giảm khả năng thành công và kéo dài thời gian hoàn thành giao dịch”.

Ngoài ra, có một số bất cập tại cơ quan cấp giấy phép (Sở kế hoạch và đầu tư) và Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Những doanh nghiệp thực hiện sáp nhập hoặc hợp nhất sẽ được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép mới với vốn điều lệ là tổng vốn của các công ty tham gia giao dịch, cho dù các công ty này sáp nhập hoặc hợp nhất theo tỉ lệ nào. Rõ ràng đây là một bất cập cần được điều chỉnh sửa đổi. Trường hợp các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán, khi thực hiện sáp nhập hoặc hợp nhất sẽ phải ngừng giao dịch một

thời gian khá dài vì chưa có quy chế riêng, cụ thể cho việc niêm yết và lưu ký vì lý do sáp nhập.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 50)