Phương pháp phân tích các công ty và giao dịch tương đương

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 27)

Khái niệm về giá trị tương đương gắn liền với việc sử dụng những dữ liệu hoạt động và giá của các công ty đại chúng và các công ty cổ phần giới hạn để ước lượng giá trị của một doanh nghiệp tương đương. Tiền đề của phân tích công ty tương đương là bằng cách nghiên cứu những công ty cổ phần đại chúng hoạt động trong cùng ngành hoặc ngành tương tự, một người có thể suy ra các cổ đông sẽ định giá công ty mục tiêu như thế nào nếu nó được giao dịch đại chúng. Vì lý thuyết thị trường cho rằng, những công ty cổ phần đại chúng được định giá “công bằng” với tất cả những thông tin sẵn có, nên bất kỳ công ty đại chúng nào tương tự với công ty mục tiêu có thể được định giá với những thước đo tương đương. Không phải nói rằng “vì chúng ta là một hãng bán lẻ lớn, chúng ta có giá trị như những hãng bán lẻ khác” mà hơn thế, giá trị của một hãng bán lẻ lớn tính theo phần trăm doanh số có thể là một cách

tốt để định giá một hãng bán lẻ tư nhân. Tương tự như vậy, phân tích giao dịch tương đương được thực hiện bằng cách xác định những giao dịch của các công ty cổ phần giới hạn có những hoạt động tương tự với công ty mục tiêu. Bằng cách nghiên cứu giá trị giao dịch được thực hiện trên thực tế có thể suy ra giá trị của công ty mục tiêu.

Lý thuyết cho phương thức này nằm ở tiền đề cho rằng, người mua tiềm năng sẽ không trả cho một công ty nhiều hơn những gì họ sẽ trả cho một công ty tương tự được giao dịch đại chúng hoặc đã được bán trong một giao dịch gần đây. Vấn đề của cách tiếp cận này là việc so sánh chỉ hợp lý khi các công ty được lựa chọn để so sánh thật sự tương đương với công ty mục tiêu. Rõ ràng, các công ty so sánh nên càng giống với công ty mục tiêu càng tốt, đặc biệt là về những sản phẩm, quy mô doanh thu và tốc độ tăng trưởng.

Một khi đã xác định được khoảng giá sơ bộ dựa trên phương pháp này, cần phải điều chỉnh giá cho phù hợp với thực tế của công ty mục tiêu. Ví dụ nếu công ty mục tiêu luôn có lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành do có chi phí thấp bất thường, thì giá trị của công ty mục tiêu nên được điều chỉnh tăng để tính cả lợi thế cạnh tranh. Trong ví dụ đề cập ở trên, người mua phải nhìn thấy và hiểu được lý thuyết để định giá công ty mục tiêu cao hơn so với những gì phân tích đã chỉ ra, hoặc sẽ không sẵn lòng trả.

Trong một vài trường hợp, phân tích tương đương có thể không khả thi hoặc đưa ra những kết quả không thực tế. Nếu mục tiêu là công ty cổ phần giới hạn, phân tích công ty hoặc giao dịch tương đương có thể khó khăn hoặc không khả thi vì không có công cụ đo lường để đưa ra những kết luận quan trọng. Bên cạnh đó, mục tiêu của báo cáo tài chính đối với một công ty cổ phần đại chúng có thể rất khác với một công ty tư nhân. Trong khi đội ngủ quản lý của công ty cổ phần đại chúng cố gắng để thể hiện thu nhập cao trong báo cáo tài chính nhằm thu hút nhà đầu tư, thì người sở hữu một công ty cổ phần giới hạn có thể là một người duy nhất hoặc một nhóm nhỏ muốn thể hiện thu nhập nhỏ nhất có thể trên báo cáo tài chính để giảm thiểu gánh nặng thuế. Mặc dù cả hai mục tiêu đều hợp pháp, nhưng những chỉ số tài chính

quan trọng của công ty mục tiêu có cổ phần giới hạn sẽ rất giống với những công ty cổ phần tương tự trong ngành.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 27)