Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 92)

3. Kết quả thăm dò cho thấy, các giải pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua việc sử dụng các phương pháp lý luận và thực tiễn, đề tài đã giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu và rút ra các kết luận sau:

1.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức có vị trí, vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội, là cơ sở để xây dựng nguồn lực con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Vì vậy, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm quan trọng, cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Để nâng cao hiệu quả công tác này, cần có các giải pháp quản lý thích hợp, mang tính khả thi nhằm khai thác tối đa mọi nguồn lực đối với vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh.

1.2. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường. Đưa giáo dục đạo đức ở các trường THPT vào trong trường phổ thông là trách nhiệm của ngành giáo dục và đào tạo. Giáo dục đạo

đức ở trường THPT phải nhằm giúp cho giáo viên và học sinh thấy rõ giá trị của: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Những con người có nhân cách do nền giáo dục, do các nhà trường góp phần hình thành đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ có đủ tài đức.

1.3. Giáo dục đạo đức ở nhà trường phải dựa trên sự khai thác triệt để những kiến thức về giáo dục đạo đức hiện có ở các môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân đồng thời phải tiến hành các hoạt động giáo dục đạo đức ở các hoạt động ngoại khoá, NGLL, sinh hoạt dưới cờ … với các hình thức đa dạng và phong phú.

1.4. Các kết quả khảo sát thực tiễn giáo dục đạo đức ở các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho thấy, các trường THPT trên địa bàn, bước đầu đã quan tâm đến hoạt động giáo dục đạo đức ở các nhà trường. Các nội dung giáo dục đạo đức ở các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã được giáo viên chủ động tích hợp vào chương trình các môn học; giáo viên và học sinh có nhận thức và hiểu biết về giáo dục đạo đức ở các nhà trường. Tài liệu tham khảo về giáo dục đạo đức, pháp luật ở các trường THPT cho giáo viên và học sinh hiện nay còn thiếu.

1.5. Các kết quả khảo sát thực tiễn quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho thấy, phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT chưa nắm bắt đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức ở các trường THPT cũng như công tác quản lý hoạt động này. Vì thế, rất cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường THPT cho cán bộ, giáo viên các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang..

đã khẳng định vai trò, vị trí của công tác giáo dục đạo đức và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh rất là quan trọng đồng thời đánh giá thực trạng công tác này trong những năm qua. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh để khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế và phát huy những kết quả đạt được:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải

quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w