Đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 60)

- Phương pháp khen thưởng phê bình động viên: khen thưởng cá

2.2.4.Đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

2.2.4.1. Ưu điểm

Đa số học sinh ở các trường THPT đều có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức của bản thân. Các em cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động do trường phát động, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức. Kết quả là các hành vi vi phạm đạo đức mang tính chất nghiêm trọng có chiều hướng giảm trong từng năm học.

Thấy được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã có nhiều kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Sự phối hợp giữa cán bộ quản lý trong và ngoài nhà trường nhằm tạo mọi điều kiện cho công tác giáo dục đạo đức.

2.2.4.2. Hạn chế

Các hoạt động giáo dục NGLL để giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được đầu tư đúng mức về thời gian, kinh phí và tổ chức. Đây là những hoạt động có tác động trực tiếp, thiết thực đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh nên cần đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, đổi mới nội dung, phương pháp, xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết để thu hút sự tham gia tích cực của học sinh.

Việc phối hợp của cán bộ quản lý với các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ, thống nhất, một số lực lượng giáo dục chưa phát huy hết được vị trí,

vai trò của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, một số trường thiếu sân chơi, bãi tập, cảnh quan sư phạm chưa đáp ứng nhu cầu cho công tác giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 60)