- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn và công tác chỉ đạo: Ngay từ
2.4. Nguyên nhân của thực trạng
Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường.
Xác định điều đó, lãnh đạo các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang luôn quan tâm, chú trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay hiệu quả của công tác này còn chưa cao. Cùng với đó, mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực, sự thiếu quan tâm của gia đình đang khiến cho vấn đề vi phạm đạo đức trong lứa tuổi học sinh ngày càng trở nên nhức nhối.
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của các trường trong những năm gần đây đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là ngành giáo dục. Nhờ đó, kết quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đã có những chuyển biến tích cực.
Cùng với đó, việc giáo dục đạo đức học sinh của các nhà trường đã được thực hiện đúng nội dung, chương trình giáo dục đạo đức theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và các ngành có liên quan, triển khai đồng bộ, cụ thể, phù hợp với từng khối lớp. Nhà trường phối hợp với tổ chức ĐTN, các tổ chức đoàn thể khác trong trường học và các tổ chức xã hội để tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn, chấp hành luật giao thông, phòng chống bạo lực học đường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ... trong các buổi ngoại khóa, hoạt động NGLL, tích hợp trong các giờ học. Tuy nhiên, có một thực tế là càng lớn, ý thức đạo đức của học sinh càng khó kiểm soát, sự gia tăng đột biến của tệ nạn, bạo lực học đường ở cấp học THPT ngày càng trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.
Đặc biệt, những năm gần đây hiện tượng học sinh của các trường thường xuyên vi phạm nội qui, qui định của nhà trường, gây gổ, đánh nhau, vô lễ, ... là điều nhức nhối của ngành giáo dục và xã hội. Sự xuống cấp về mặt đạo đức, vi phạm không chỉ giới hạn ở một vài trường hợp đặc biệt, giới hạn ở những học sinh cá biệt mà có những em học sinh giỏi, học sinh ngoan đặc biệt là số học sinh nữ cũng có biểu hiện vi phạm.
Nguyên nhân của thực trạng này có từ rất nhiều phía, cả từ gia đình, nhà trường và xã hội. Thực tế cho thấy, tình trạng cách nuôi dạy con phản khoa học và thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội. Mặt khác, môi trường sống với những cám dỗ, những cạm bẫy của các tệ nạn xã hội, của Internet đen, tác động tiêu cực của văn hóa ngoại lai, các hàng quán xung quanh trường...
cũng tác động xấu đến các em học sinh. Bởi vì nơi đây có thể trở thành điểm tụ tập của học sinh trước và sau giờ học hoặc trong những giờ trốn học. Đây đồng thời có thể là nơi bắt nguồn cho những xích mích, mâu thuẫn dẫn đến giải quyết theo băng nhóm, bằng bạo lực. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chung tay giáo dục, chỉ bảo các em. Giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh thì nhà trường chỉ là một phần, ngoài ra còn trách nhiệm của gia đình và xã hội. Hơn bao giờ hết, nhà trường, gia đình và xã hội cần phải phối hợp chặt chẽ trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường chủ yếu là kết quả học tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức; do ảnh hưởng của gia đình và môi trường xã hội; do phần lớn GVCN thiếu kinh nghiệm trong thực hiện biện pháp giáo dục; do giáo viên phải làm thêm nghề phụ hoặc đi dạy thêm, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức; công tác giáo dục đạo đức chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo viên; sự phối hợp của GVCN với phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường chưa tốt. Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức nhà trường làm chưa tốt; việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật còn nhiều hạn chế…
Hoạt động của ĐTN trong các trường THPT có vai trò rất to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, chưa thật sự toàn diện và hiệu quả. Bí thư, Phó bí thư đoàn ở các trường THPT đa số là giáo viên kiêm nhiệm phải giảng dạy trung bình từ 4 - 12 tiết/tuần nên thời gian đầu tư vào các hoạt động Đoàn có hạn, thậm chí người làm công tác Đoàn chưa am hiểu, chưa có năng lực phù hợp về các hoạt động của Đoàn nhưng vẫn đảm nhận, bởi vì trên bảng phân công giảng dạy của các trường chủ yếu là cân đối số tiết. Hàng tuần thời gian dành cho Đoàn vào tiết sinh hoạt dưới cờ còn ít, mặt
khác nội dung sinh hoạt chỉ đơn thuần là đánh giá thi đua của tuần và nhận xét, nhắc nhở một số trường hợp vi phạm nội qui, vì vậy chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của Đoàn chưa cao.
Vấn đề đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục đạo đức còn hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động để giáo dục đạo đức học sinh. Cơ sở vật chất một số trường chưa đáp ứng tốt cho việc giáo dục toàn diện học sinh.
Các trường đều có thành lập “ Tổ tư vấn hỗ trợ hình thành kỹ năng sống cho học sinh”. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao còn mang tính hình thức.
Một bộ phận giáo viên bộ môn, GVCN lớp thiếu sự gắn bó, sâu sát nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh; chưa làm tròn trách nhiệm với học sinh, chưa thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh, biện pháp giáo dục học sinh đôi khi không phù hợp, hiệu quả chưa cao; chưa phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với PHHS, các bộ phận trong và ngoài nhà trường để công tác giáo dục học sinh ngày một tốt hơn. Một số bộ phận giáo viên chưa thực sự nêu gương tốt cho các em.
Một số hoạt động ngoại khoá của các trường còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả thấp, chưa thường xuyên, chưa thu hút được học sinh tham gia tích cực.
Một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ quan khu vực quanh trường học đặc biệt là chưa xử lý kiên quyết các hàng quán kinh doanh có thể có tác động không tốt đến học sinh, công tác phối hợp với các trường chưa kịp thời, còn nhiều hạn chế.
Tất cả các nội dung công việc của công tác giáo dục đạo đức đều được tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhưng chỉ ở mức trung bình, chưa làm tốt. Việc tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức đối với phụ huynh đã được nhà trường thực hiện nhưng chủ yếu là từ BGH và GVCN lớp qua các cuộc họp phụ huynh
đầu năm, hết học kỳ và cuối năm chứ không phải từ học sinh hay các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó những thông tin về giáo dục đạo đức của nhà trường chỉ mang tính thời vụ, không thường xuyên và liên tục nên hiệu quả không cao.