Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 27)

- Hiệu suất sử dụng các nguồn lực trong đào tạo.

1.2.4.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

dục đạo đức cho học sinh THPT

1.2.4.1. Giải pháp

Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp là "phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó" [37, tr.344].

Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó khăn” [8, tr.325].

Theo Hoàng Phê, phương pháp là “hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một công việc nào đó” [27].

Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định... tựu trung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết được những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn đáng tin cậy.

1.2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạođức cho học sinh THPT đức cho học sinh THPT

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiển công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nhằm đảm bảo cho việc quản lý công tác này đạt kết quả cao nhất.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức là một loại giải pháp quản lý giáo dục nhằm giải quyết một số vấn đề trong công tác giáo dục đạo đức theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Các giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức đóng vai trò quan trọng trong chu trình quản lí của cán bộ quản lý trường học. Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của nhà trường nên nếu được vận dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao.

Các giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức phải đảm bảo thực hiện cho được các chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá trình giáo dục. Vì thế, khi đưa ra giải pháp quản lí giáo dục cần quan tâm đúng mức đến hiệu quả của nó đối với công tác kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục. Đây chính là điểm khác biệt giữa giải pháp quản lí giáo dục với giải pháp nói chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 27)