Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 37)

- Phương pháp khen thưởng phê bình động viên: khen thưởng cá

1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

cho học sinh THPT

1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạođức cho học sinh THPT đức cho học sinh THPT

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hướng vào mục tiêu bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, rèn luyện các thói quen hành vi đạo đức ở học sinh, từ đó hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách các em.

Mục 2 điều 27 Luật Giáo dục xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đảng ta luôn coi trọng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, mục tiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, sản xuất, kinh doanh, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng toàn diện, chú ý giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn mà Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI kết luận về đề án “đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”.

Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo” (Quy chế 40). Trong

chương V điều 38 của Điều lệ qui định “Nhiệm vụ của học sinh” bao gồm 5 nội dung bắt buộc học sinh phải rèn luyện về đạo đức. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đưa vào Nghị quyết triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là trong các cơ sở giáo dục và nhà trường phổ thông.

Vai trò của đạo đức và Giáo dục đạo đức trong sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo được đề cập đến trong các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc. Báo cáo Chính trị tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã xác định phương hướng, nhiệm vụ: “Thường xuyên bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật” [35, tr.1023]. Đại hội Đảng lần VII (24/06/1991) chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” và yêu cầu: “Coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên; hiện đại hoá một bước nội dung, phương pháp giáo dục” [10, tr.81-82]. Đại hội Đảng lần VIII (28/06/1996) nêu định hướng phát triển giáo dục – đào tạo, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước” [11, tr.109]. Đại hội lần IX của Đảng (19/04/2001) nhấn mạnh: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục, xây dựng một nền giáo dục lành mạnh” [12, tr.193-194]. Đến đại hội lần thứ

X (25/04/2006), Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” và “Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục” [13, tr.95-97].

Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [14, tr.216 ].

Dự thảo lần thứ 14 Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 nêu: “Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Thông qua các hoạt động giáo dục, các giá trị văn hóa tốt đẹp cần được phát triển ở người học, giúp người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ. Nội dung, phương pháp và môi trường giáo dục phải góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam”.

Kết luận hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI nêu: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ của chương trình giáo dục theo

hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, mục tiêu là giáo dục con người phát triển toàn diện, hài hòa đức, trí, thể, mỹ. Kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ, dạy nghề.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w