Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 47)

- Phương pháp khen thưởng phê bình động viên: khen thưởng cá

2.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của huyệnChợ Mới, tỉnh An Giang Chợ Mới, tỉnh An Giang

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Chợ Mới, tỉnh AnGiang Giang

Chợ Mới là huyện cù lao của tỉnh An Giang, có diện tích đất tự nhiên là 369,62 km2. Phía Bắc giáp sông Vàm Nao, ngăn cách với huyện Phú Tân; phía Đông giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Thanh Bình, thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp); phía Tây giáp sông Hậu, là ranh giới với huyện Châu Phú, huyện Châu Thành và Thành phố Long Xuyên; phía Nam giáp rạch Cái Tàu Thượng, ngăn cách với huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp). Huyện lỵ cách Thành phố Long Xuyên 29 km.

Về hành chính, huyện Chợ Mới được chia thành 18 đơn vị gồm 2 thị trấn và 16 xã, được bao bọc bởi 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, là cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh, phù sa bồi đắp quanh năm, đất đai màu mỡ, nguồn thủy sản phong phú, cây cối xanh tốt, là vựa lương thực quan trọng của tỉnh An Giang. Huyện có các cù lao xanh tốt trên sông, là đều kiện để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là cù lao Giêng nằm trên địa bàn 3 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân. Di tích Cột Dây Thép đã được xếp hạng cấp quốc gia. Bên cạnh đó, huyện còn có hệ thống chùa chiền, đền miếu .... thu hút hàng chục ngàn lượt du khách mỗi năm. Ngoài ra, Chợ Mới có hàng chục nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu

Long như nghề dệt, nhuộm Tấn Mỹ (cù lao Giêng), nghề mộc, chạm (Long Điền A, Mỹ Luông), vẽ tranh trên kiến (Long Giang, Long Điền B), đóng ghe xuồng (Mỹ Hiệp), gạch ngói (Mỹ Hội Đông), chầm nón lá (Hội An, Hoà Bình) … đã giúp giải quyết công ăn việc làm cho người dân sinh sống.

Chợ Mới là một huyện đất hẹp người đông, với dân số hơn 348.241 ngàn người. Phần lớn người dân sống bằng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, một bộ phận nhỏ sống bằng ngành nghề thương mại và dịch vụ; Thành phần dân tộc thuần nhất, người Việt (Kinh) chiếm 99%, còn lại đa phần là người Hoa. Cộng đồng dân cư có 95,6% là tín đồ của các tôn giáo, đa số theo đạo Phật giáo Hoà Hảo (59,6%), ngoài ra còn có các tôn giáo khác: đạo Phật, Cao Đài, Thiên chúa giáo … Đây là một đặc điểm xã hội nổi bật ở địa phương.

Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện Chợ Mới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện. Trong những năm qua, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã có nhiều biện pháp tích cực để phát triển kinh tế - xã hội như đào mới và nạo vét hàng trăm km kênh mương để tháo chua rửa phèn, cùng với việc xây dựng hệ thống đê bao chống lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, thực hiện tốt dự án Nam vàm nao, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” … . Kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; Nhìn chung, đời sống nhân dân có phát triển nhưng vẫn chậm so với một số địa phương khác trong tỉnh.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm thực hiện khá tốt, đã giải quyết cho hơn 8.957 người. Về lĩnh vực dạy nghề, huyện tổ chức được 35 lớp cho 868 học viên tham gia học các ngành nghề chủ yếu thế mạnh như: thắt bím lụt bình, trạm mộc, may dân dụng, kỹ thuật trồng nấm rơm, chăn nuôi...

Sau đào tạo, phần lớn học viên đều được giới thiệu việc làm ở các công ty, doanh nghiệp ở các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Kinh tế của huyện từng bước có sự phát triển, đời sống khá ổn định nên mức hưởng thụ văn hóa của người dân trong huyện từng bước được nâng lên; công tác giảm nghèo và khắc phục môi trường có những chuyển biến tích cực, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đạt nhiều kết quả. Triển khai, quán triệt, cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, tỉnh và nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy được nhanh chóng, kịp thời. Công tác triển khai các chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thực hiện khá tốt, có sức lan toả sâu rộng, được xã hội quan tâm. Bên cạnh những nhu cầu văn hóa giải trí lành mạnh thì cũng xuất hiện không ít những kiểu ăn chơi đua đòi ở một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có học sinh. Điều đó ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường phổ thông. Các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, các biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 47)