Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 43)

- Phương pháp khen thưởng phê bình động viên: khen thưởng cá

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT giúp cho nhà quản lý biết cách hạn chế các yếu tố tiêu cực đồng thời biết cách phát huy các mặt tích cực phục vụ hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức học sinh. Nhìn chung, ở trường THPT, việc ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh gồm có các yếu tố sau đây:

1.4.3.1. Các yếu tố từ phía nhà trường

Nhà trường là môi trường đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức học sinh bên cạnh môi trường gia đình và xã hội. Yếu tố chủ đạo thể hiện ở chỗ việc giáo dục ở nhà trường mang tính sư phạm, có nội dung, chương trình hẳn hoi. Học sinh tiếp thu kiến thức và rèn luyện nhân cách dưới sự hướng dẫn của những nhà giáo chuyên nghiệp. Sự phát triển nhân cách của học sinh còn chịu ảnh hưởng từ môi trường sư phạm: Trường lớp, phòng ốc, trang thiết bị dạy học, cây cảnh, vệ sinh môi trường, an toàn học đường, các mối quan hệ liên nhân cách ...

đến quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh gồm có 2 phần: yếu tố con người và yếu tố vật chất. Yếu tố con người bao gồm cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, công nhân viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi họ quyết định việc sử dụng nội dung, phương pháp, con đường và phương tiện giáo dục đạo đức. Nếu nhà trường có cán bộ quản lý giỏi, có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề thì việc giáo dục đạo đức học sinh dễ mang lại kết quả tốt; ngược lại thì chất lượng giáo dục sẽ chẳng đi đến đâu. Không phải ngẫu nhiên mà xã hội gán cho các trường câu nói “Thầy nào, trò nấy”. Vì vậy, để đạt chất lượng giáo dục tốt, Hiệu trưởng các trường ngoài việc phải tự học hỏi trau dồi nghiệp vụ quản lý, còn phải chú ý xây dựng đội ngũ giáo viên, công nhân viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và nâng cao nhận thức về tinh thần trách nhiệm đối với nghề.

Yếu tố còn lại là yếu tố vật chất cũng không kém phần quan trọng. Trong ngôi trường đầy đủ trang thiết bị dạy học, khang trang, sạch đẹp, an toàn, cây xanh bóng mát tạo bầu không khí trong lành, học sinh sẽ cảm thấy phấn chấn sinh ra tâm lý yêu trường, mến lớp, xem “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, các em sẽ tự phát huy tinh thần tự quản trường lớp và giữ gìn bầu không khí tích cực này. Như thế thì việc giáo dục các em sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi các em sẽ chẳng dại gì “vi phạm nội quy” để làm trò cười cho thiên hạ trong “cái công sở văn hóa” này. Vì vậy, việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường lớp là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT.

1.4.3.2. Các yếu tố từ phía gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội và được xem là cái nôi ươm mầm và nuôi dưỡng nhân cách của trẻ. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các em. Gia đình nào cũng vậy, nếu các bậc phụ huynh lúc nào cũng dành hết tình thương yêu, lo lắng, quan tâm, chăm sóc,

uốn nắn từng lời ăn tiếng nói của con, chú ý đến nề nếp sinh hoạt, học tập của con, giúp đỡ con từ tinh thần cho đến vật chất, động viên con luôn cố gắng vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý giáo dục con em mình thì xã hội sẽ có những con ngoan, trò giỏi. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế ở một số các trường THPT chúng tôi thấy phần lớn học sinh cá biệt xuất thân trong những gia đình có cha mẹ bất hòa, sống ly thân, mồ côi cha mẹ hay những gia đình không mấy quan tâm đến việc học hành của con cái. Điều này cho thấy một khi học sinh xuất thân trong những gia đình thiếu sự chăm sóc đầy đủ và việc dạy dỗ học sinh được khoán trắng cho nhà trường thì công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó mong có kết quả giáo dục tích cực, hiệu quả cao.

1.4.3.3. Các yếu tố từ phía xã hội

Ngoài phạm vi nhà trường và gia đình, học sinh còn được “dạy dỗ” một cách tích cực ở môi trường thứ ba, đó là môi trường xã hội. Đây là môi trường để các em hoạt động sinh sống và lớn lên. Tâm lý học trẻ em cho rằng hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Nội dung, phương thức hoạt động, mục đích và ý thức của cá nhân trong hoạt động đã tạo nên những nét tính cách của từng người. Con người hoạt động như thế nào thì nhân cách của họ được phát triển như thế ấy. Thực tế hiện nay học sinh đang bơi trong môi trường có nhiều cạm bẫy chỉ chực chờ có cơ hội là sẽ nuốt chửng những tâm hồn ngây thơ của các em: Games online, cờ bạc, rượu chè, ma túy, và các tệ nạn xã hội khác… cùng các dịch vụ bát nháo, không lành mạnh bao quanh các khu vực trường. Tình trạng học sinh phạm tội trong thời gian qua là những minh chứng cụ thể cho điều này. Nếu mỗi ngày gia đình phó thác việc giáo dục con em mình cho nhà trường và nhà trường chỉ có 4 giờ đồng hồ để “lên lớp” các em, rồi sau đó các em dành phần lớn thời gian còn lại để tự tung tự tác trong môi trường phức tạp như thế thì

các em hư hỏng là chuyện đương nhiên. Cho nên trách nhiệm của nhà trường là hết sức nặng nề: vừa phải phối hợp giáo dục, tư vấn cho gia đình cách thức giáo dục học sinh, vừa phải trông giữ để các em không bị sa ngã trước những cạm bẫy ngoài xã hội. Do đó có thể khẳng định xã hội có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT hiện nay.

Kết luận chương 1

Từ kết quả nghiên cứu của chương 1, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:

1. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện đang trở thành vấn đề toàn xã hội quan tâm nhằm hướng tới “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”.

2. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT không chỉ làm cho giáo viên, học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh mà quan trọng hơn là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với nhau, học sinh biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu từ thuở ấu thơ.

3. Hoạt động giáo dục giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT có thể quản lý dưới góc độ chức năng (xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá), cũng có thể quản lý theo các yếu tố (mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp, kết quả).

Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w