Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 35)

- Phương pháp khen thưởng phê bình động viên: khen thưởng cá

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng của các trường THPT trong việc đánh giá kết quả học sinh, trong có đánh giá về giáo dục đạo đức bao gồm kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp. Qua đó nhằm giúp học sinh thấy được những mặt làm được, chưa được về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự

giác và chấp hành tốt hơn, đồng thời biết tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu chung của nhà trường và xã hội.

Đảng và nhà nước ta luôn luôn nhấn mạnh việc tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong trường học. Phương hướng cải cách giáo dục trong lĩnh vực này là “ Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội, thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức, kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật”. Nếu công tác này được quan tâm đúng mức sẽ có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT trong các nhà trường hiện nay.

Chủ thể tham gia vào đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh là thầy, cô giáo, CMHS và những lực lượng giáo dục trong xã hội. Học sinh là đối tượng của quá trình giáo dục chịu tác động của giáo viên và các lực lượng giáo dục khác. Học sinh còn là chủ thể tích cực, tự giác tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và tham gia các hoạt động giao lưu để thể hiện các giá trị đạo đức.

Kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường THPT là phải hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức theo hệ thống chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đáp ứng được những yêu cầu về mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức đã được qui định, đảm bảo mỗi học sinh khi tham gia vào cuộc sống xã hội đều là những người công dân có phẩm chất, nhân cách tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Việc đánh giá đạo đức của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức tự phấn đấu vươn lên trong học tập; chấp hành tốt các nội qui, qui định của nhà trường; kết quả tham gia

lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w