Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 71)

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn và công tác chỉ đạo: Ngay từ

Kết luận chương

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

phải quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải quản lý công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý, giáo viên rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh và giáo dục toàn diện của nhà trường. Từ nhận thức đó, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên phải xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm và phối hợp với nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho từng bộ phận trong nhà trường, thấm nhuần mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh mà Đảng và Nhà nước đề ra:

* Đối với cán bộ quản lý: Tiếp thu và thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của Bộ Giáo dục – Đào tạo, các công văn, hướng dẫn của Sở Giáo dục – Đào tạo về công tác giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng, chính trị. Từ đó, có kế hoạch triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả.

* Đối với cán bộ làm công tác Đoàn: Nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của nhà trường và các tổ chức Đoàn cơ sở, có chương trình hoạt động thường xuyên trong năm học, không ngừng đổi mới hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực để thu hút học sinh trên cơ sở đó giáo dục đạo đức cho các em.

* Đối với giáo viên dạy lớp: Thực hiện tốt các kế hoạch, chủ trương của nhà trường. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, yêu học sinh, mô phạm trong lời nói và hành động, phối hợp tốt với các lực lượng trong nhà trường và kịp thời uốn nắn giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết dạy.

* Đối với GVCN: Trực tiếp tham gia giáo dục đạo đức học sinh, GVCN là những người thay mặt Hiệu trưởng nhà trường quản lý học sinh một lớp học. Vì vậy, GVCN phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu đào tạo giáo dục và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nghiêm túc thực hiện tốt kế hoạch hoạt động NGLL, tổ chức tốt và có hiệu quả tiết sinh hoạt hàng tuần, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp, đạt hiệu quả.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Căn cứ vào các công văn chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo, cán bộ quản lý tổ chức phổ biến, triển khai cho đội ngũ cán bộ giáo viên, CMHS, các đoàn thể có liên quan để xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận.

Phát động các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Nhà trường thường xuyên tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, phát động các đợt thi đua theo chủ điểm như: thi đua chào mừng ngày 20/11, 8/3, 26/3, đợt thi đua cuối học kì và cuối năm học …

Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tích cực tham gia vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh, cụ thể như sau:

+ Đối với các môn khoa học xã hội: Thông qua các bài giảng cần chú trọng giáo dục lòng nhân ái, chủ nghĩa yêu nước, tình bạn bè, niềm tin ... khơi dậy cho học sinh những tình cảm trong sáng, thôi thúc các em làm việc tốt, có thái độ bất bình trước những hành vi xấu xa.

+ Đối với các môn khoa học tự nhiên: Phải quán triệt cái đích chung hướng tới là để phục vụ con người lao động, phục vụ đời sống vật chất

tinh thần của nhân dân. Hình thành lòng yêu mến đất nước, biết quí trọng của cải vật chất...

+ Đối với môn giáo dục công dân: Môn giáo dục công dân có nhiệm vụ quan trọng trong việc giúp học sinh nắm được các chuẩn mực, hành vi đạo đức từ đó biết cách vận dụng trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày.

+ Đối với hoạt động Giáo dục NGLL: Đây là một bộ phận không thể tách rời trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường phổ thông. Giúp cho các em tích lũy thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, hoạt động tập thể, có tác động đến nhu cầu, nguyện vọng, quyền và nghĩa vụ của học sinh sau khi học xong THPT, nhằm góp phần thực hiện phân luồng rõ rệt sau lớp 12 giúp học sinh chủ động, tích cực rèn luyện ý thức và ý chí học tập vì đất nước, vì bản thân; tu dưỡng đạo đức, hành vi văn minh, tuân thủ nội quy nhà trường và ý thức chấp hành Pháp luật.

3.2.1.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp

Cán bộ quản lý nắm bắt rõ các văn bản về chủ trương, nghị quyết của Đảng, của ngành để triển khai.

Có sự quan tâm của BGH nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng; sự phối hợp hoạt động của Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên. Có kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngoài ra, tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, tập trung và thống nhất trong thực hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w