- Phương pháp khen thưởng phê bình động viên: khen thưởng cá
1.3.4. Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Đạo đức tồn tại trong mọi lĩnh vực hoạt động đời sống của mỗi con người. Nó có thể tồn tại ở dạng ý thức xã hội bao gồm các tri thức, khái niệm, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức, các xúc cảm, tình cảm và các đánh giá đạo đức. Với tư cách là một mặt hoạt động xã hội, đạo đức bao gồm các hành vi
đạo đức. Đó là những hành động do động cơ đạo đức thúc đẩy như làm từ thiện, thương yêu, giúp đỡ người khác… Nhà văn Mark Twain cho rằng: “Những bài học về đạo đức không đến với ta qua sách vở mà qua những kinh nghiệm sống của ta ở trong đời”. Dù đạo đức tồn tại dưới hình thái nào đi nữa, nếu mỗi cá nhân ý thức đầy đủ và có định hướng đúng, biết thể hiện và vận dụng vào các quan hệ đạo đức để có tác động đến sự hình thành mặt đạo đức của con người. Từ sự tồn tại của đạo đức như vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh có thể thực hiện bằng các con đường cơ bản như sau: Hoạt động dạy học trên lớp; hoạt động NGLL.
+ Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức đạo đức, làm phát triển ý thức công dân ở học sinh thông qua dạy học, nhất là các bộ môn học có liên quan như Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử, Văn học…
+ Xây dựng những hành vi, thói quen đạo đức thông qua tổ chức đời sống, các hoạt động ngoại khoá, NGLL và giao lưu để thực hiện các mối quan hệ, tích luỹ kinh nghiệm đạo đức như:
- Lao động vệ sinh trường, lớp, tư vấn hướng nghiệp.
- Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí. - Hoạt động tham quan, du khảo về nguồn, cắm trại.
- Hoạt động chính trị - xã hội, nhân đạo…