Thực trạng thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 55)

- Phương pháp khen thưởng phê bình động viên: khen thưởng cá

2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Bảng 2.2: Khảo sát về việc xây dựng các kế hoạch

giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Các loại kế hoạch Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Kế hoạch giáo dục đạo đức vào các đợt thi

đua theo chủ đề 56 56

2 Kế hoạch giáo dục đạo đức trong cả năm học 92 92

3 Kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng học kì 28 28

4 Kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng tháng 60 60

Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy, để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục cho học sinh thì nhà trường cần phải chủ động trong việc xây dựng các loại kế hoạch. Trong đó, tập trung vào kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong cả năm học (92%) và kế hoạch này phải mang tính dài hạn, tập trung vào những mục tiêu cụ thể. Từ đó tạo điều kiện cho GVCN và các lớp có phương hướng, mục tiêu phấn đấu. Các loại kế hoạch khác chiếm tỷ lệ ít hơn: Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong từng tháng (60%), kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh vào các đợt thi đua theo chủ đề (56%), kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng học kì (28%) và kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong từng tuần (25%). Vì vậy, căn cứ vào kế hoạch tổng thể nhà trường cần chú ý xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng tháng, theo từng chủ đề và từng tuần để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí.

Bảng 2.3: Khảo sát về các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ %

1 Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua

các môn học 86 86

2 Chỉ đạo thông qua đội ngũ GVCN 82 82

3 Chỉ đạo Giáo dục đạo đức thông

qua hoạt động của Đoàn trường 84 84

4 Chỉ đạo Giáo dục đạo đức thông qua

tiết sinh hoạt lớp 70 70

5 Chỉ đạo Giáo dục đạo đức thông qua

hoạt động chào cờ đầu tuần 66 66

6 Chỉ đạo Giáo dục đạo đức thông qua

nội dung giáo dục NGLL 44 44

7 Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng

Giáo dục đạo đức 50 50

8 Chỉ đạo huy động kinh phí cho hoạt

Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy, để quản lý tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi nhà trường phải quan tâm tới công tác giáo dục đạo đức, cần có kế hoạch chỉ đạo sát sao trong việc quản lý giáo dục đạo đức: Chỉ đạo thông qua các môn học (86%), giáo viên vừa truyền đạt kiến thức vừa giáo dục thái độ, kịp thời điều chỉnh hành vi đạo đức cho học sinh. Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua đội ngũ GVCN (82%), chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua tiết sinh hoạt lớp (70%). GVCN cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức sinh hoạt, nhận xét những ưu khuyết điểm, uốn nắn những hành vi đạo đức cho học sinh. Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua hoạt động của Đoàn trường (84%), ĐTN có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, tu dưỡng cho học sinh. Thông qua tiết chào cờ, sinh hoạt đầu tuần (66%), đây là tiết sinh hoạt chính trị trong phạm vi toàn trường, tổng kết những hoạt động học tập, tu dưỡng của các tập thể lớp và cá nhân học sinh trong tuần. Từ đó, khen thưởng, kỷ luật học sinh, nhắc nhở việc thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Các biện pháp: Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua mục tiêu, nội dung giáo dục NGLL (44%). Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức (50%). Chỉ đạo huy động kinh phí cho hoạt động giáo dục đạo đức (32%) có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được vai trò trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Bảng 2.4: Khảo sát về hoạt động kiểm tra của cán bộ quản lý

đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Nội dung trả lời Số

người Tỷ lệ %

1 Thông qua báo cáo của GVCN 93 93

2 Thông qua xếp loại thi đua của tập thể lớp 68 68

4 Thông qua kết quả hoạt động NGLL 54 54

5 Thông qua theo dõi, đánh giá trực tiếp 42 42

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy: Việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục đạo đức của cán bộ quản lý chủ yếu thông qua báo cáo của đội ngũ GVCN (93%), Xếp loại thi đua của tập thể lớp (68%); Kết qua theo dõi của ĐTN (88%), Thông qua kết quả hoạt động NGLL (54%) và theo dõi, đánh giá trực tiếp (42%). Như vậy, GVCN và ĐTN là những lực lượng trực tiếp quản lí, theo dõi hoạt động của học sinh nên có kết quả đánh giá khá chính xác, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, kết quả xếp loại thi đua của các tập thể lớp cũng phản ánh quá trình phấn đấu rèn luyện của học sinh.

Bảng 2.5: Khảo sát về sự phối hợp giữa cán bộ quản lý

với lực lượng giáo dục

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ %

1 Đội ngũ GVCN 100 100

2 Gia đình học sinh 100 100

3 Tập thể học sinh 56 56

4 Đội ngũ giáo viên bộ môn 100 100

5 ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh 100 100

6 Ban đại diện CMHS 98 98

7 Chính quyền địa phương 54 54

8 Các cơ quan văn hoá thông tin 40 40

9 Hội khuyến học nhà trường 22 22

10 Các tổ chức xã hội 26 26

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5 có thể rút ra nhận xét: Cán bộ quản lý phải thường xuyên có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục là: Đội ngũ GVCN (100%); Gia đình học sinh (100%), ĐTN (100%), Đội ngũ giáo viên bộ môn (100%), Ban đại diện CMHS (98%). Một số lực lượng giáo dục có sự

phối hợp ít hơn: Tập thể học sinh(56%), Chính quyền địa phương (54%), Các tổ chức xã hội (26%), Các cơ quan văn hoá thông tin (40%).

Kết quả này chứng tỏ sự phối hợp của cán bộ quản lý nhà trường với gia đình, GVCN và ĐTN rất tốt. Đây là các lực lượng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, các cơ sở văn hoá thông tin cũng có ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức học sinh. Đây là lực lượng giáo dục quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục học sinh sống tuân theo pháp luật, phòng chống tội phạm tuổi học đường, tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các lực lượng này để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w