Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 30)

- Hiệu suất sử dụng các nguồn lực trong đào tạo.

1.3.2.Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Xây dựng những con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng CNXH vừa “ hồng “ vừa “chuyên” như lời Bác Hồ căn dặn.

Theo giáo trình “Quản lý giáo dục và đào tạo ” năm 2003 (tài liệu dùng cho cán bộ quản lý giáo dục) của trường Cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo thì nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT bao gồm:

+ Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức

Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh THPT rất quan trọng góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội. Nội dung giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức là “Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho học sinh. Nâng cao lòng yêu nước XHCN, ý thức về thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước, ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân thể hiện trong cuộc sống và học tập, lao động và hoạt động chính trị xã hội, giáo dục kỷ luật và pháp luật, giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hoá.” [16, tr.88-89]

+ Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội

Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng: Trường THPT giáo dục học sinh lòng trung thành với lý tưởng XHCN, yêu nước theo tinh thần quốc tế cộng sản, lòng yêu hòa bình, tự hào dân tộc, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Biết ơn các vị tiền liệt có công dựng nước và giữ nước, giáo dục lòng tin yêu Đảng Cộng sản Việt Nam và kính yêu Bác Hồ vĩ đại.

Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ cá nhân với lao động: Giáo dục ở học sinh yêu lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học kỹ thuật, quý trọng người lao động, quý trọng thành quả lao động xã hội và các di sản văn hoá, ý thức tiết kiệm.

Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ cá nhân với bản thân: Giáo dục cho học sinh lòng tự trọng, đức tính thật thà, giản dị, khiêm tốn, kiên trì, dũng cảm, lạc quan, yêu đời…

Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ cá nhân với người khác: Giáo dục lòng yêu thương, quý trọng, thông cảm, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lợi ích và ý chí tập thể.

Giáo dục đạo đức gia đình: Với người trên phải kính trọng, khiêm tốn, quan tâm chăm sóc; với người dưới phải thông cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha; với người cùng thế hệ phải tôn trọng khiêm nhường, chân thành giúp đỡ học tập lẫn nhau.

Giáo dục tình bạn chân thành, giáo dục tình yêu chân chính, dựa trên cơ sở thông cảm, hết sức tôn trọng và có cùng một mục đích, lý tưởng chung.

Hệ thống giá trị cơ bản của xã hội đã kéo theo sự biến đổi về hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người, mỗi thành viên của xã hội. Hiện nay quá trình hội nhập đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội thì việc phá hoại môi trường, chiến tranh, khủng bố … đang dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của nhân loại thì nội dung đạo đức không chỉ là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu con người nói chung mà phải bao gồm các nội dung sau đây:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 30)