Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý công tác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 82)

- Dạng 3: Ở một số phần nội dung của môn học, bài học khác, các

3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý công tác

giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Giúp cho cán bộ quản lý nhà trường nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đạo đức, từ đó đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động này ở nhà trường.

BGH các trường cần quán triệt để mỗi cán bộ, giáo viên cần tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm của mình, phát huy đạo đức nghề nghiệp trong giảng dạy và giáo dục học sinh; thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá bằng hành động cụ thể, thiết thực; không hô hào khẩu hiệu; tạo nề nếp dạy học thực chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà.

3.2.5.2. Nội dung giải pháp

Để quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức ở nhà trường cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

+ Về chuyên môn nghiệp vụ: Những người tham gia và cán bộ quản lý giáo dục ở nhà trường phải nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cũng như công tác quản lý hoạt động này.

Trong chỉ đạo dạy và học, Hiệu trưởng các trường cần chú ý xem xét, hướng dẫn giáo viên quán triệt các yêu cầu giáo dục đạo đức thông qua bài giảng, đi sâu vào xây dựng nề nếp, thói quen tốt trong các hoạt động vui chơi, giải trí.

+ Về môi trường: Giáo dục đạo đức cũng cần phải xây dựng được một môi trường giáo dục thuận lợi. Có như vậy hiệu quả giáo dục, hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở nhà trường mới đạt hiệu quả cao.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Bồi dưỡng cho giáo viên những vấn đề cơ bản của giáo dục đạo đức. Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức ở nhà trường, giáo viên cần phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ về giáo dục đạo đức. Cụ thể là:

+ Về kiến thức:

Có kiến thức cơ bản am hiểu về chính sách pháp luật, hiện trạng về tình hình đạo đức của học sinh, tình hình xã hội hiện nay.

Giải thích được nguyên nhân suy thoái đạo đức của một bộ phận học sinh và những vi phạm thường gặp của học sinh trong lứa tuổi học đường hiện nay.

Xác định được nguyên tắc, phương pháp giáo dục đạo đức thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường.

+ Về kỹ năng:

đức của một bộ phận học sinh và những vi phạm thường gặp của học sinh trong lứa tuổi hiện nay.

Thu thập, sử dụng các tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức.

Thiết kế được bài giảng có khai thác, tích hợp lồng ghép giáo dục đạo đức qua một số môn học.

+ Về thái độ:

Quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường. Chủ động đề xuất nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức.

Có khả năng tổ chức và thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trong nhà trường và ngoài xã hội.

3.2.5.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp

Tổ chức cho mọi người, nhất là giáo viên, PHHS, lãnh đạo chính quyền địa phương nghiên cứu để nắm vững những yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh, từ đó có sự phối hợp tốt trong việc giáo dục các em.

Quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo dạy học các môn lý luận, giáo dục công dân, tìm hiểu xã hội ... tránh để tình trạng học sinh học các môn này một cách miễn cưỡng.

Phối kết hợp tốt với chính quyền địa phương, ban đại diện CMHS trong việc xây dựng môi trường lành mạnh xung quanh trường, tạo mọi điều kiện tốt trong công tác giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w