Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 28)

- Hiệu suất sử dụng các nguồn lực trong đào tạo.

1.3.1.Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Giáo dục đạo đức là một trong những yếu tố góp phần phát triển tâm lực ở học sinh phổ thông. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo giáo dục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, là nhân cách chứa đựng đầy đủ đức tính của con người Việt Nam mới.

Mục tiêu giáo dục đạo đức là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trở thành một công dân tốt, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.

Những đức tính đó được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng ta xác định, Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) khẳng định lại gồm 5 đức tính của con người Việt Nam, mà Đảng ta đang lãnh đạo xây dựng:

- Một là: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi

nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đây là đức tính đầu tiên nhưng lại là phẩm chất xuyên suốt. Yêu nước phải gắn với mục tiêu, lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội; yêu nước là phải thể hiện ý chí quyết tâm thoát nghèo của cá nhân và cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Hai là: Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc. Nhờ đoàn kết mà dân tộc ta đấu tranh và liên tục giành thắng lợi to lớn, vẻ vang trước các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc xâm lược. Trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá, tăng cường ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết chính là thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể, với cộng đồng trong thực hiện mục tiêu chung; mỗi người phải tự đấu tranh với chính mình, ra sức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống, học tập và làm việc vì lợi ích chung.

- Ba là: Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Mỗi cá nhân không ngừng tự tu dưỡng rèn luyện, thực hành những chuẩn mực xã hội, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, biết lắng nghe và điều chỉnh hành vi đạo đức nhằm hoàn thiện mình. Đồng thời có ý thức tôn trọng, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái vì cuộc sống cộng đồng.

- Bốn là: Lao động chăm chỉ vì lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

Việc giáo dục cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ lao động sáng tạo có ý thức, có tổ chức kỷ luật, có năng suất cao, chất lượng và hiệu quả là cực kỳ

quan trọng; lao động phải gắn lương tâm, trách nhiệm của mình với công việc, với nhiệm vụ, với sản phẩm của mình làm ra; lao động gắn lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của đất nước.

- Năm là: Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Học suốt đời và luôn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là điều mà thế hệ trẻ đang hướng tới. Học để làm người, làm cán bộ, học để phục vụ nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đặt trách nhiệm lên vai thế hệ trẻ, vì vậy thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực là yêu cầu vô cùng cần thiết.

Trên đây chính là mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh mà các nhà trường đang hướng tới. Con người Việt Nam mới, nhất là thế hệ trẻ phải kế thừa và phát triển về nhân cách, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức với năng lực tổng hợp và kỹ thuật lao động tiên tiến, đưa dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới, đủ sức làm chủ và bảo đảm sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 28)