CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 81)

- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết;

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

BÀN LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TRONG 3 THÁNGĐẦU THAI KỲ Ở HUYỆN CỦ CHI (2011) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẦU THAI KỲ Ở HUYỆN CỦ CHI (2011) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 4.1.1. Thực trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Kết quả khảo sát tình trạng thiếu máu ở 1.896 phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ ở huyện Củ Chi (2011) cho thấy có 410 phụ nữ mang thai bị thiếu máu, chiếm tỷ lệ 21,6%. Tỷ lệ này thấp hơn so với chung toàn quốc (36,5%) [62]. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng có xu hướng gia tăng theo độ tuổi. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm bà mẹ 35-39 tuổi (66,3%). Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên cao hơn rõ rệt so với nhóm phụ nữ dưới 30 tuổi (p<0,001).

Những kết quả nghiên cứu ở trong nước cho thấy: Phạm Thị Đan Thanh (2010) nghiên cứu 640 thai phụ ở 3 tháng đầu thai kỳ tại tỉnh Bạc Liêu, tỷ lệ thiếu máu là 36,7%, giữa tuổi mẹ và tình trạng thiếu máu thai kỳ có sự liên quan có ý nghĩa thống kê. Tuổi mẹ càng lớn, tỷ lệ thiếu máu càng cao [53]. Kết quả nghiên cứu tại 30 xã vùng nông thôn tỉnh Hà Nam cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 16,2% và tỷ lệ thiếu máu ở PNMT 3 tháng đầu tại Hà Nam tăng dần theo tuổi thai [56]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu cũng tương tự như những nghiên cứu này.

Tuy nhiên qua nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2009) tại thành phố Hồ Chí Minh thì nhóm tuổi mẹ có tỷ lệ thiếu máu cao nhất là nhóm 20-29 [20]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh của Trần Thị Minh Hạnh, có lẽ do có sự khác nhau trong đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu.

Năm 2009, điều tra cắt ngang được thực hiện trên 776 phụ nữ mang thai tại 30 phường xã của thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng được lấy máu xét nghiệm có kết quả tỷ lệ thiếu máu 17,5% [54]. Cùng năm, tác giả Võ Thị Thu Nguyệt đã nghiên cứu trên 304 thai phụ tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ thiếu máu là 20,19% [34].

Nghiên cứu của Phạm Thị Đan Thanh [53], trên 640 thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ tại tỉnh Bạc Liêu, ghi nhận tỷ lệ thiếu máu là 36,7%. Nghiên cứu của Trương Hồng Sơn thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai ở tỉnh Kon Tum là 31,8%, tỷ lệ thiếu máu ở PNMT ở tỉnh Lai Châu là: 38,6% [50]. Năm 2012, nghiên cứu của Phan Bích Nga trên 1000 phụ nữ mang thai tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương, tỷ lệ thiếu máu là 9,3% [32].

So sánh với các tác giả trong nước, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì thấp hơn. Nhưng so với tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai riêng tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây là thích hợp, dao động từ 17,5% đến 20,2% [20], [34], [48]. Điều này do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà kinh tế người dân tương đối ổn định, đời sống vật chất tinh thần ngày một nâng cao. Do đó, mô hình bệnh tật tại Củ Chi dần thay đổi theo và đây chính là những đối tượng cần được chăm sóc sức khoẻ trong đó có phụ nữ mang thai của huyện Củ Chi. Thai phụ đến khám thai hầu hết đều ý thức được vấn đề quan trọng của việc khám thai theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.

Những nghiên cứu khác của các tác giả được thực hiện tại cộng đồng, khảo sát đến tận các vùng miền, vùng sâu vùng xa hoặc những nơi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, ý thức về chăm sóc sức khoẻ y tế và chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân còn nhiều hạn chế. Vì vậy, có lẽ tỷ lệ thiếu máu trong các nghiên cứu trên còn phải phấn đấu để đến năm 2015 tỷ lệ thiếu

máu phụ nữ mang thai giảm còn 28% và 23% năm 2020 theo Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [13].

Bảng 4.1. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai trong các nghiên cứu ở Việt Nam

Tác giả Tỷ lệ thiếu máu (%)

Đặng Oanh và cộng sự (2008) [43] 50,1

Phan Thị Ngọc Bích (2008) [3] 35,5

Nguyễn Song Tú (2008) [58] 20,8

Viện Dinh Dưỡng-UNICEF (2008) [62] 31,4

Trần Thị Minh Hạnh (2009) [20] 17,5

Võ Thị Thu Nguyệt (2009) [34] 20,19

Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự (2009) [40] 34,0

Phạm Thị Đan Thanh (2010) [53] 36,7

Trương Hồng Sơn (2012) [50] 36,9

Phan Bích Nga (2012) [32] 9,3

Phạm Văn An (2011) 21,6

Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ thiếu máu có khuynh hướng giảm, có lẽ hiện nay nền kinh tế nước ta đang khởi sắc và phát triển. Cuộc sống của người dân được cải thiện, chất lượng bữa ăn dần được nâng cao, trình độ dân trí được nâng lên… góp phần làm giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

So sánh với nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài thì tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai của chúng tôi thấp hơn con số tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai của một số nước đang phát triển tại Châu Á (Thái Lan 22,3%; Malaysia 38,3%, Campuchia 66,4%, Nepal 74,6%... và cũng thấp hơn tỷ lệ thiếu máu ở PNMT ở một số nước đang phát triển tại Châu Phi (Algeria 42,8%; Angola 51,7%; Nigeria 66,7%... Tuy nhiên, tỷ lệ này lại cao hơn so với tỷ lệ thiếu máu ở các nước, các vùng phát triển như: Canada 11,5%, Đức 12,3%, Bỉ 12,9%, Italy 15,5%, Thụy Sĩ 9,7% [132].

Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT trong nghiên cứu của chúng tôi là 21,6%, có nhiều sự khác biệt so với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Sự khác biệt này là do cách chọn mẫu khác nhau, điều kiện chăm sóc y tế và chăm sóc tiền thai của mỗi quốc gia có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ của các nghiên cứu trên (cả Việt Nam và nước ngoài) đều nằm trong tỷ lệ thiếu máu chung ở những nước đang phát triển theo thống kê trên toàn thế giới.

Bảng 4.2. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai của một số nước trên thế giới

Tên nước Tỷ lệ (%) Tên nước Tỷ lệ (%)

Pháp 11,5 Canada 11,5 Đức 12,3 Brasil 29,1 Italia 15,5 Chile 28,3 Apganistan 61,0 Mali 73,4 Angola 57,1 Nepal 74,6 Nigerie 42,8 Thailand 22,3

Nguồn: WHO Global Database on Anaemia [132]

Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT rất khác nhau, từ 11,5% ở Canada và Pháp đến 73,4% ở Mali, 74,6% ở Nepal. Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT còn khá phổ biến đặc biệt ở các nước kém phát triển và đang phát triển. Thiếu máu ở PNMT liên quan mật thiết đến mức sống của người dân. Tổ chức Y tế thế giới đã làm nghiên cứu so sánh mức thu nhập và tỷ lệ thiếu máu các châu lục và thấy rằng mức thu nhập càng thấp thì tỷ lệ thiếu máu càng cao, đó là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến ở các nước có nền kinh tế thấp kém [132]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 6 xã nghiên cứu, Tân Phú Trung là xã có tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu trong 3 tháng đầu cao nhất (24,2%), kế đến là xã Tân Thạnh Tây (22,8%), Nhuận Đức (22,1%). Ở 3 xã còn lại, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu

máu trong 3 tháng đầu thai kỳ xấp xỉ nhau (khoảng 20%). Như vậy, đây là vấn đề lớn về y tế công cộng đối với huyện Củ Chi cần phải giải quyết.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ có 96,3% PNMT thiếu Ferritine/máu. So sánh với kết quả một số nghiên cứu khác thấy: điều tra vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh miền núi Phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên năm 2009 là 53,2% [40]; Nghiên cứu của Phạm Thị Đan Thanh ở Bạc Liêu có tỷ lệ thiếu Ferritine/máu là 86,2% [53]. Điều này cho thấy sắt dự trữ ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi ở 3 tháng đầu thai kỳ thiếu hụt nhiều hơn so với các nghiên cứu trên. Và đây cũng là cơ hội cho việc cải thiện tình trạng thiếu máu như là bổ sung các vitamin và khoáng chất có vai trò tăng cường sử dụng ferritine dự trữ (vitamin C, vitamin A, vitamin B12) [50].

Kết quả của nghiên cứu chúng tôi cho thấy vấn đề sắt dự trữ thấp cũng nghiêm trọng hơn so với các nghiên cứu trên, có thể là do ngay trước khi mang thai đã có sự khác nhau về dự trữ sắt hoặc có thể trong 3 tháng đầu do hiện tượng nghén nên hiệu quả của việc uống bổ sung viên sắt ít tác dụng (chẳng hạn uống vào lại nôn ra) [56].

4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu của phụ nữ mang thai trong3 tháng đầu thai kỳ 3 tháng đầu thai kỳ

4.1.2.1. Một số yếu tố của bản thân phụ nữ mang thai

Một số nghiên cứu đã cho rằng người mẹ thiếu dinh dưỡng (chỉ số BMI thấp), khẩu phần ăn của người mẹ, trong thời gian mang thai có liên quan đến cân nặng sơ sinh [35], [69]. Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai sẽ làm trẻ chậm lớn và làm tuổi dậy thì muộn hơn so với những trẻ đủ dinh dưỡng. Trong thời kỳ bào thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, giai đoạn này vi chất dinh dưỡng rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Khi thiếu hụt vi chất dinh dưỡng sẽ làm tăng rủi ro đối với sự phát triển chiều cao sau này của trẻ, hạn chế tiềm năng phát triển chiều cao [116], [67].

Kết quả nghiên cứu không thấy có mối liên quan giữa chỉ số BMI của bà mẹ trước khi mang thai và tình trạng thiếu máu của phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (p>0,05). Tỷ lệ thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kỳ ở những phụ nữ có BMI <18,5 - 24,9; >24,9 lần lượt là 23,8%; 21,2%; 21,6%. Phụ nữ có chỉ số BMI trước khi mang thai thấp thì thiếu máu cao hơn so với phụ nữ có BMI cao, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở nhóm phụ nữ mang thai có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống có tỷ lệ thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kỳ là 22,2%, cao hơn so với phụ nữ mang thai có trình độ trung học phổ thông trở lên (19,9%). Tuy nhiên, sự khác biệt giữa trình độ học vấn của bà mẹ và tình hình thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ không có nghĩa thống kê (p>0,05).

Theo chúng tôi, nhóm các PNMT có trình độ từ phổ thông trung học trở lên phần lớn đều có việc làm và thu nhập ổn định, mặt khác họ được giáo dục được chăm sóc và có hiểu biết tốt hơn về sự mang thai… đó là các yếu tố giúp cho tỷ lệ thiếu máu ở nhóm này thấp hơn so với các phụ nữ mang thai có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở xuống. Đặc điểm ở vùng nông thôn, phụ nữ thường lập gia đình sớm và chưa định hướng cho nghề nghiệp, chính điều này mà đời sống kinh tế của phụ nữ mang thai nơi đây thường gặp khó khăn. Ngoài ra, trình độ học vấn thấp làm khả năng tiếp cận y tế thấp, một trong những yếu tố thuận lợi gây nên thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này lại không thấy sự liên quan giữa trình độ học vấn và thiếu máu của PNMT với p>0,05. Có lẽ KAP và những hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống thiếu máu của PNMT không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào trình độ học vấn. Hoạt động TT-GDSK của các chương trình y tế đã triển khai ở huyện Củ Chi trong nhiều năm qua có thể là yếu tố làm giảm khoảng cách về KAP của 2 nhóm có trình độ học vấn khác nhau này.

Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Phạm Thị Đan Thanh [53], Lê Thị Thu Vân [61], Võ Thị Thu Nguyệt [34]. Cũng trong nghiên cứu của DR.Ijaz.VL.Haque Taseer và cộng sự trên 250 phụ nữ mang thai, tuổi từ 20- 35 tuổi với tỷ lệ mù chữ là 70 người tại nước Nam PunJab, thấy tỷ lệ thiếu máu tăng cao ở nhóm đối tượng này [80]. Còn trong một nghiên cứu khác trên 227 PNMT có độ tuổi lao động từ 16-40 tuổi ở tại Trung tâm sức khỏe ban đầu trong Rivers State, Nigeria cho thấy tỷ lệ thiếu máu tăng ở nhóm phụ nữ mang thai có trình độ thấp [98]. Ma AG và cộng sự trong một nghiên cứu của bệnh thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại các khu vực khác nhau của Trung Quốc và sự kết hợp với trọng lượng sơ sinh và trình độ học vấn, tổng cộng có 6.413 phụ nữ tuổi từ 24-37 trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai từ 5 lĩnh vực được lựa chọn ngẫu nhiên, cho thấy tỷ lệ thiếu máu phụ thuộc vào trình độ học vấn [88].

So sánh với nghiên cứu của các tác giả ở trong nước và ở nước ngoài, nhìn chung nghiên cứu của chúng tôi tương tự như các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì không tìm thấy có sự liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ và tình hình thiếu máu ở PNMT.

Kết quả bảng 3.4 cho thấy tuổi sinh đẻ của bà mẹ luôn là một vấn đề được các nhà sản khoa quan tâm. Tuổi mẹ liên quan đến sự hoàn thiện hay suy giảm chức năng các cơ quan của cơ thể mẹ, nó ảnh hưởng đến quá trình mang thai và tác động đến sự phát triển của thai. Chúng tôi phân chia tuổi của phụ nữ mang thai dựa vào 2 mốc: 30 tuổi và 35 tuổi.

Căn cứ vào bảng 3.4, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi của mẹ và tình trạng thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kỳ (p>0,001) theo đó phụ nữ mang thai 30 tuổi trở lên có tỷ lệ thiếu máu là 41,9%, cao hơn so với phụ nữ mang thai dưới 30 tuổi (12,6%) phụ nữ mang thai tuổi từ 30 trở lên bị thiếu máu gấp 6,84 lần so với phụ nữ dưới 30 tuổi, với OR=6,84.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi mẹ và tình trạng thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kỳ, theo đó phụ nữ mang thai tuổi từ 35 trở lên có tỷ lệ thiếu máu là 60,7%, cao hơn so với phụ nữ mang thai tuổi dưới 35 tuổi (19,2%). Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên bị thiếu máu cao gấp 6,52 lần so với phụ nữ dưới 35 tuổi, OR=6,52.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi trên 35 tuổi trở lên có tỷ lệ thiếu máu cao. Chúng tôi cho rằng ở nhóm tuổi này chức năng của các cơ quan trong cơ thể người mẹ đã suy giảm, không còn phù hợp cho quá trình mang thai và sinh đẻ. Vì thế, hiện tượng thiếu máu phổ biến ở nhóm tuổi này. Tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Đan Thanh [53], tuổi mẹ càng lớn, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt càng cao. Nghiên cứu của Nguyễn Song Tú (2008) tỷ lệ thiếu máu tăng dần theo nhóm tuổi 15-29 tuổi là 9,7%, nhóm tuổi 30-39 là 22,7% và cao nhất ở nhóm tuổi từ 40-49 tuổi là 28% [58]. Đây là cơ sở để đưa ra nhũng lời khuyên hữu ích cho phụ nữ trong việc lựa chọn độ tuổi để sinh đẻ một cách tốt nhất nhằm hạn chế nguy cơ thiếu máu trong quá trình mang thai.

Kết quả bảng 3.5. ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ với số lần mang thai của mẹ (p<0,05). Tỷ lệ thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kỳ ở nhóm phụ nữ sinh lần 2 trở lên là 30,5 %, cao gấp đôi so với phụ nữ sinh lần đầu (15,3%), khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001, phụ nữ sinh lần thứ 2 trở lên bị thiếu máu gấp 2,02 lần so với phụ nữ sinh lần đầu. Tỷ lệ thiếu máu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 81)