- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết;
3.1. THỰC TRẠNG THIẾU MÁU CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ Ở HUYỆN CỦ CHI (2011) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẦU THAI KỲ Ở HUYỆN CỦ CHI (2011) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 3.1.1. Thực trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bảng 3.1. Tình hình thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ phân theo tuổi của bà mẹ (n=1.896)
Nhóm tuổi n Số lượng thiếu máu TL (%) Dưới 20 tuổi 162 7 4,3 20 - 24 601 64 10,6 25 - 29 672 110 16,4 30 - 34 349 161 46,1 35 - 39 86 57 66,3 40 tuổi trở lên 26 11 42,3 Cộng 1.896 410 21,6
Kết quả khảo sát tình trạng thiếu máu ở 1.896 phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, ở huyện Củ Chi (2010-2012) cho thấy:
- Có 410 phụ nữ bị thiếu máu, chiếm tỷ lệ 21,6%.
- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu có xu hướng gia tăng theo độ tuổi. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm phụ nữ 35-39 tuổi (66,3%).
- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên cao hơn rõ rệt so với nhóm phụ nữ dưới 30 tuổi (p<0,001).
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ phân theo xã
Trên địa bàn huyện Củ Chi, Tân Phú Trung là xã có tỷ lệ phụ nữ bị thiếu máu trong 3 tháng đầu mang thai cao nhất (24,2%), kế đến là Tân Thạnh Tây (22,8%), Nhuận Đức (22,1%). Ở các xã Tân Thạnh Đông, Phước Thạnh, Phú Hòa Đông, số lượng phụ nữ bị thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kỳ xấp xỉ nhau (khoảng 20%).
Biểu đồ 3.2. Tình hình thiếu Ferritin/máu ở phụ nữ mang thai thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kỳ ở huyện Củ Chi (n=410)
Trong số 410 phụ nữ bị thiếu máu ở 3 tháng đầu thai kỳ ở huyện Củ Chi, có tới 96,3% phụ nữ thiếu Ferritin máu.