1.3.2.1. Truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao KAP về phòng thiếumáu dinh dưỡng máu dinh dưỡng
Vận động bà con biết tận dụng những điều kiện sẵn có, khắc phục tình trạng mất cân đối trong dinh dưỡng. Huy động cộng đồng trong DDHL là những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài [13], [36].
Đa dạng hóa bữa ăn, phối hợp nhiều loại thực phẩm
Vì thiếu máu ở PNMT chủ yếu là dạng TMDD, bởi vậy giải pháp thực hiên đa dạng hoá bữa ăn là giải pháp bền vững, đó là việc tăng thêm vào khẩu phần hàng ngày các loại thực phẩm có hàm lượng các vi chất dinh dưỡng khác nhau, bổ sung lẫn nhau [47]. Các bước thực hiện bao gồm:
Giáo dục truyền thông cho cộng đồng (đặc biệt là đổi tượng PNMT) biết cách chọn các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng. PNMT nên ăn nhiều loại thực phẩm (trộn lẫn thực phẩm - thực phẩm hỗn hợp) đặc biệt thực phẩm giàu sắt như thịt có màu đỏ, gan và rau lá mầu xanh đậm, các loại đậu.
Phương pháp chế biển phải chú ý bảo vệ các thành phần vi chất dinh dưỡng, nhất là vitamin nhóm B và C. Nên rửa rau trước khi thái rau, nấu rau chín vừa phải, không chín nhừ vì làm giảm hoặc mất vitamin [11].
Bữa ăn gia đình nên đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:
+ Nhóm thức ăn giàu chất đạm: các chất đạm động vật (tôm, thịt, cá, trứng, sữa...). Trong bữa ăn, chất đạm nguồn động vật làm tăng giá trị chất đạm thực vật (của gạo, ngô, đậu, đỗ, lạc, vừng...) và ngược lại.
+ Nhóm thức ăn giàu chất béo: dầu ăn, mỡ, lạc, vừng.... nên sử dụng cân đổi tỷ lệ dầu với mỡ động vật, PNMT nên sử dụng 60% chất béo động vật trong tổng sổ chất béo của khẩu phần [9].
+ Nhóm thức ăn giàu chất bột: ngũ cốc là nguồn thức ăn cơ bản, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của khẩu phần (khoảng 70%) và là nguồn cung cấp nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1 [13].
+ Nhóm thức ăn cung cấp vitamin và chất khoáng: rau xanh, quả chín là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin và chất khoáng trong bữa ăn, nhất là vitamin C và caroten. Đó là các loại rau xanh, củ, quả sẵn có như: rau ngót, rau muống, rau đay, cà rốt, rau dền đỏ, bưởi, đu đủ, cam, xoài... [11], [13],
Đảm bảo bữa ăn gia đình hợp lý
Bữa ăn hợp lý bao gồm các tiêu chí cụ thể sau:
Đó là bữa ăn ngon, ăn no, cung cấp đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết và cân đối. Thành phần bữa ăn hợp lý khi cỏ đủ 4 nhóm thức ăn là tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin .
Bữa ăn phải an toàn, thức ăn đảm bảo lành, không bị nhiễm hóa chất độc không bị nhiễm các mầm bệnh như giun, nhiễm trùng... [11]. Thực phẩm sạch, ngoài chức năng dinh dưỡng còn phải giúp cho các chức phận của cơ thể hoạt động tốt, có giá trị phòng bệnh, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
Các nhà quản lý cần tăng cường kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật HACCP (Hazard Analysis
Critical Control Point: phân tích các mối nguy hại và kiểm soát trọng yếu) và GMP (Good Manufacturing Practice: thực hành sản xuất tốt), để hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến, cung ứng thực phẩm sạch.
Số bữa ăn hàng ngày
Số bữa ăn của các gia đình Việt Nam truyền thống là 2 và 3 bữa, 2 bữa chính và 1 bữa phụ sáng. Ngoài ra, số lượng bữa ăn còn phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, cường độ lao động. Đối với PNMT cần ăn 4 bữa mỗi ngày hoặc hơn, kết hợp uống sữa, ăn thêm bánh kẹo, quả chín... Ăn chia ra làm nhiều bữa sẽ giúp hấp thu tốt hơn, đó là một cách ăn khoa học và tiết kiệm. Với PNMT trong những tháng đầu do bị thai nghén, thèm ăn nhưng lại không ăn được, thì ăn vặt, ăn thêm là cách ăn có lợi vì sẽ cung cấp bổ sung vào khẩu phần cần thiết trong ngày, có thể hạn chế được nôn nghén [11].