- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết;
4.2.3.1. Tính bền vững của các biện pháp can thiệp
Về tổng thể, chương trình hoạt động can thiệp đã đạt được các yêu cầu quan trọng như sau:
- Đã đi đúng đường lối chính sách về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân huyện Củ Chi, thực hiện “Đền ơn đáp nghĩa” đối với một huyện anh hùng trong kháng chiến cứu nước và anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Mô hình đã thu hút sự tham gia đồng tình, sự ủng hộ về mọi mặt của Đảng, chính quyền các cấp và của nhân dân địa phương. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã cam kết tiếp tục chỉ đạo duy trì hoạt động của Ban công tác và Tổ tự quản phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai ở 3 xã can thiệp và mở rộng qui mô cho toàn huyện.
- Đã tổ chức lại và cũng cố hoạt động của đội ngũ cán bộ ở ấp của các xã can thiệp, phối hợp sự hoạt động của “Tổ tự quản”: Trưởng ấp, NVYT ấp và CTVDS đã được học tập và trải qua thực tiễn, được trang bị kiến thức và
có kỹ năng phù hợp cho công tác truyền thông giáo dục PCTM đối với nhân dân trong chính làng xóm của mình.
- Tại địa phương, trước đây những vấn đề về VSMT, DDHL đã được tuyên truyền nhưng chưa toàn diện, chưa sâu rộng và cụ thể cho PNMT, mặc dù mọi hoạt động của chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể ở địa phương đều có sự thống nhất từ trên xuống nhưng chưa có sự phối hợp nhau một cách có tổ chức. Bởi vậy mô hình đã chọn sự phối hợp của “Tổ tự quản” làm nồng cốt. Trong đó Trưởng ấp là người nắm giữ chính quyền ở cấp cơ sở ấp, được nhân dân ở ấp bầu ra, có uy tín và có năng lực. Về phía NVYT ấp và CTVDS là những người có kiến thức hiểu biết, có năng lực về chăm sóc sức khỏe và dân số ở trong ấp. Sự lựa chọn và phối hợp tổ tự quản này là hợp lý, khả thi và phát huy được hiệu quả tốt nhất trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Với “Tổ tự quản” tham gia hoạt động và nội dung chương trình của mô hình đã được cộng đồng hưởng ứng tạo được niềm tin trong nhân dân. Đối với người dân trong ấp, các cán bộ Trưởng ấp, NVYT ấp, CTVDS là những người gần gũi với dân trong ấp, các hoạt động thường thiết thực và tác động trực tiếp tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và sức khỏe của cộng đồng. Mô hình đã làm giảm đáng kể tỷ lệ thiếu máu ơ PNMT (4,40%), đã mang lại lợi ích sức khỏe cho cộng đồng.
Đây cũng là một điểm mới so với mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng đã được đề cập [15]. Đạt được các yêu cầu kể trên cũng chính là đạt được các yếu tố then chốt để duy trì sự bền vững của mô hình cũng như sự thành công của hoạt động tại cộng đồng nói chung và tại các xã can thiệp.
- Hoạt động can thiệp đã tác động vào nhận thức của con người một cách hệ thống, giúp cho con người đổi mới tư duy và nâng cao khả năng tự chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân [30]. Hoạt động can thiệp của mô hình đã đào tạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ ở ấp, xã và khởi động sự hoạt động
có hiệu quả của đội ngũ này trong phòng chống thiếu máu phụ nữ mang thai huyện Củ Chi. Kết quả hoạt động của mô hình là một thử nghiệm thuyết phục đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của các xã can thiệp: Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông. Đó chính là yếu tố cơ bản, để duy trì sự hoạt động bền vững mong muốn của mô hình “Giáo dục PCTM cho phụ nữ huyện Củ Chi”. Tại các xã được can thiệp, nếu vẫn tiếp tục phát triển và cũng cố các hoạt động TT-GDSK tăng cường dinh dưỡng, uống viên sắt và giám sát uống viên sắt, thì chắc chắn vẫn duy trì được kết quả giảm tỷ lệ thiếu máu ở PNMT, như mô hình can thiệp đã đạt được. Đồng thời với cách tổ chức hoạt động và nội dung hoạt động của mô hình có thể nhân rộng ra với cộng đồng trong và xung quanh huyện Củ Chi.
- Việc triển khai can thiệp đã lồng ghép hoạt động của các chương trình mục tiêu quốc gia với nhau, có sự lãnh đạo của chính quyền và y tế địa phương, do vậy vừa phù hợp với đặc thù của từng địa phương, vừa là điều kiện đảm bảo tính bền vững của mô hình phòng chống thiếu máu ở PNMT.