0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ mang thai liên quan đến phòng chống thiếu máu trong thời kỳ mang thai.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN CỦ CHI,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP (Trang 104 -104 )

- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết;

4.2.2.2. Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ mang thai liên quan đến phòng chống thiếu máu trong thời kỳ mang thai.

thai liên quan đến phòng chống thiếu máu trong thời kỳ mang thai.

Kiến thức, thái độ của PNMT về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan đến phòng chống thiếu máu trong thời kỳ mang thai.

Kiến thức của phụ nữ mang thai về số lần khám thai trong thai kỳ trước và sau can thiệp.

Mong muốn của một bà mẹ là khi mang thai là sinh được đứa trẻ khỏe mạnh và họ muốn dành những gì tốt nhất cho trẻ. Do vậy, quản lý thai nghén tốt là mỗi PNMT cần được khám thai từ 3 lần trở lên, đồng thời mỗi lần khám thai bà mẹ còn nhận được các tư vấn cần thiết, hướng dẫn uống viên sắt và các vitamin C [12], Bảng 3.28 cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang thai biết số lần khám thai trong thai kỳ trước và sau can thiệp tăng lên rõ rệt (p<0,001) và ở

nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,001), CSHQ: 7,4%; CSCT: 5,4%. Kết quả đó chứng tỏ đã biện pháp can thiệp có hiệu quả.

Theo quy định của Bộ Y tế, một thai kỳ PNMT phải được khám thai ít nhất 3 lần, vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên nếu khám đầy đủ thì phải là 7 lần đối với một thai kỳ bình thường, còn những thai kỳ nguy cơ cao như: bệnh tim, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn với nhịp độ khít hơn, phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của người mẹ [12]. Trước can thiệp, tỷ lệ PNMT biết khám thai đúng thai kỳ ở nhóm can thiệp là 63,8%, sau can thiệp tỷ lệ là 96,6% (p<0,001). Còn ở nhóm chứng, trước can thiệp tỷ lệ PNMT biết khám thai đúng thai kỳ là 87,8%, sau can thiệp là 88,9%. Khoảng cách từ 2-5 năm để sinh đứa con thứ hai là an toàn và lý tưởng nhất cho cả sức khỏe bà mẹ và đứa bé sơ sinh. Nếu người phụ nữ sinh nhiều lần, khoảng cách giữa các lần sinh dưới 5 năm thì đa phần nhu cầu sắt ở phụ nữ mang thai không đáp ứng đủ qua các bữa ăn hàng ngày, bắt buộc phải sử dụng đến lượng sắt dự trữ đó, làm cạn kiệt lượng sắt dự trữ của cơ thể và dễ dẫn đến thiếu máu [57].

Tỷ lệ PNMT biết đúng khoảng cách giữa các lần sinh sau can thiệp tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp (p<0,001) và ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,05), CSHQ: 44,9%; CSCT: 29,0%. Điều này có thể lý giải là các giải pháp can thiệp đạt được kết quả, PNMT có nghe lời khuyên của cán bộ y tế. Mặc dù PNMT ở nhóm chứng cũng đạt qua điều tra lần sau (94,5%), có lẽ là qua các lần khám thai và lấy máu xét nghiệm thì họ cũng tự tìm hiểu và tự giác thay đổi kiến thức này.

Quá trình mang thai trung bình là 280 ngày (40 tuần), được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là 3 tháng gọi là quý hay tam cá nguyệt. Mỗi tam cá nguyệt có những đặc điểm riêng và những biến chứng của thai kỳ khác nhau. Việc khám thai theo đúng lịch là để đảm bảo quản lý thai an toàn đến lúc sinh và tránh được những biến chứng nặng nề trong cuộc sinh như: băng

huyết sau sinh, tử vong mẹ và con [12]. Bảng 3.29 cho thấy, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ đồng ý với việc khám thai trong thai kỳ cao hơn so với trước can thiệp (99,5% so với 94,2%) có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

* Kiến thức, thái độ thực hành của phụ nữ mang thai về biện pháp phòng chống thiếu máu trong thời kỳ mang thai:

Khi mang thai, nhu cầu về lượng sắt trong cơ thể của Bà mẹ tăng lên đáng kể. Lượng máu trong cơ thể tăng lên thêm khoảng 52% so với người bình thường cơ thể sẽ cần một lượng sắt để tạo huyết sắt tố nhiều hơn, đồng thời giúp nhau thai phát triển. Trong giai đoạn này, nếu PNMT bị nghén, hai lần mang thai gần nhau, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tất cả sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cho PNMT [9], [11], [12].

Biểu đồ 3.8 cho thấy, tỷ lệ PNMT biết mang thai có nguy cơ cao bị thiếu máu sau can thiệp tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp (p<0,001) và nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Điều này có thể lý giải do khả năng tiếp cận của PNMT ở nhóm được can thiệp qua TT- GDSK tốt hơn nên kến thức đã được nâng cao rõ rệt so với trước can thiệp.

Bổ sung viên sắt cho PNMT ở Việt Nam cũng là giải pháp tích cực và hiệu quả, đã được nhiều nghiên cứu khẳng định, đồng thời cũng là giải pháp phù hợp với hoàn cảnh hiện nay tại Củ Chi. Tuy nhiên, chưa phải là giải pháp tối ưu và bền vững so với tăng cường sắt vào thực phẩm, như nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đánh giá [19], [29], [38], [39], [46], [49], [60]. Tại thời điểm sau can thiệp, tỷ lệ PNMT ở nhóm can thiệp biết cần uống viên sắt khi mang thai đã tăng lên rõ rệt, đạt 99,8% so với trước can thiệp chỉ có 79,8%. Trong khi đó tỷ lệ PNMT ở nhóm chứng là 80,4% và sau điều tra là 98,5%.

Tỷ lệ PNMT biết cần uống viên sắt khi mang thai để phòng chống thiếu máu sau can thiệp tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp (p<0,001) và ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Kiến thức của PNMT về triệu chứng thiếu máu trước và sau can thiệp đã chuyển biến rõ rệt (Bảng 3.30), ở nhóm phụ nữ mang thai nhận được các can thiệp hỗ trợ thì kiến thức về triệu chứng thiếu máu tăng lên đáng kể, Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các triệu chứng gây thiếu máu tăng hơn rõ rệt so với trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. So sánh với nhóm can thiệp thì hầu hết các kiến thức đúng về thiếu máu đều cao hơn, có ý nghĩa thống kê.

Ở nhóm phụ nữ nhận được các can thiệp hỗ trợ thì kiến thức về lý do gây thiếu máu được cải thiện đáng kể, tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các nguyên nhân gây thiếu máu tăng hơn so với trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). So sánh nhóm can thiệp thì hầu hết các kiến thức đúng về lý do gây thiếu máu đều cao hơn, có ý nghĩa thống kê.

Hiểu biết về biện pháp phòng chống thiếu máu là rất quan trọng. Nếu PNMT biết cần phải làm gì để có thể phòng thống thiếu máu cho bản thân mình và gia đình thì họ có thể thực hành đúng và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình họ.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức của phụ nữ trước và sau can thiệp về các biện pháp phòng chống thiếu máu (p<0,001). Tỷ lệ phụ nữ sau can thiệp có kiến thức về việc ăn đủ chất, sinh đẻ có kế hoạch, phòng nhiễm giun sán, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, uống viên sắt tăng cao hơn so với trước can thiệp. Sau khi triển khai các hoạt động can thiệp, kiến thức về phòng chống thiếu máu ở phụ nữ đã tăng lên đáng kể. Việc phòng nhiễm giun sán ít được quan tâm ỏ phụ nữ khi mang thai, nhưng sau can thiệp tỷ lệ này tăng cao (từ 28,3% lên 93,3%)

Nghiên cứu của Nguyễn Song Tú (2008) ở huyện Ân Thi (Hưng Yên) với tỷ lệ 33,9% phụ nữ tuổi sinh đẻ không biết bất kỳ một biện pháp phòng chống thiếu máu nào, gần 75% đối tượng nghiên cứu có kiến thức ở mức độ kém [58].

Hiệu quả can thiệp đã làm tăng lên kiến thức của PNMT về phòng nhiễm giun sán lây qua đường tiêu hóa, can thiệp đã có tác động tích cực cho phòng chống nhiễm giun nói chung trong đó có giun móc. Chính là ở chỗ PNMT có hiểu biết chuyển biến về cách phòng chống nhiễm giun tốt cho bản thân họ (ví dụ: phụ nữ đã đi ủng cao trong lao động sản xuất, ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu…), nên đã đem lại hiệu quả cho chương trình. Riêng PNMT ở nhóm chứng kết quả điều tra lần sau tỷ lệ đạt là 98,5%, tương đương với nhóm được can thiệp.

Việc cải thiện kiến thức và thái độ về phòng chống thiếu máu về uống viên sắt ở nhóm can thiệp có cải thiện rõ rệt. Khi so sánh trước, sau và so sánh với nhóm chứng chỉ số hiệu quả can thiệp thuộc về mặt kiến thức cho thấy kiến thức được cải thiện rõ nhất. Điều đó thể hiện rõ ảnh hưởng của can thiệp lên kiến thức, nhất là khi mức độ kiến thức ở cộng đồng đã ở mức khá ở đầu can thiệp, thì rất thuận lợi khi ta can thiệp bằng TT-GDSK được sự cải thiện hơn nữa.

Bảng 3.33, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thái độ uống viên sắt khi mang thai để dự phòng thiếu máu ở nhóm phụ nữ được can thiệp (p<0,001), tỷ lệ phụ nữ đồng ý uống viên sắt trước can thiệp là 90,3%, sau can thiệp tăng lên 99,9%. Đồng thời tỷ lệ phụ nữ mang thai không đồng ý với việc bổ sung sắt lúc đầu can thiệp đã giảm từ 9% xuống còn 0,1% (sau can thiệp). Kết quả sau khi được can thiệp, tỷ lệ phụ nữ đồng ý uống sắt từ 99%, tăng cao hơn so tỷ lệ phụ nữ ở nhóm không được can thiệp (97,9%), p>0,001.

Vào năm 2000, WHO cũng đã tiến hành một nghiên cứu trên 3 quốc gia trong đó có Việt Nam với mục tiêu chính là đánh giá hiệu quả của bổ sung sắt theo liều hàng tuần so với hàng ngày trên PNMT và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, để tính đến khả năng có thể áp dụng bổ sung sắt trên phạm vi rộng hơn hoặc duy trì mô hình này. Nghiên cứu đó làm trên vùng đồng bằng với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội khá thuận tiện cho việc triển khai các can thiệp,

đầu tư cho hoạt động lớn thời gian kéo dài một năm. Kiến thức của đối tượng về thiếu máu thiếu sắt có được cải thiện sau can thiệp, tuy nhiên không có nhóm chứng so sánh (có sự cải thiện về: biết về bệnh thiếu máu, biết nguyên nhân của thiếu máu, biết ảnh hưởng của thiếu máu đến sức khỏe, biết việc bổ sung sắt có thể phòng chống thiếu máu). Mô hình này không đánh giá hiệu quả can thiệp mà chỉ đánh giá tình trạng thiếu máu. Chương trình sau đó được tiếp tục mở rộng thêm ở huyện Bình Giang (Hải Dương) [37].

Kiến thức của người phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc thực hành các hành vi dinh dưỡng và sức khỏe của bản thân họ các thành viên khác trong gia đình. Truyền thông giáo dục về phòng chống thiếu máu nhằm nâng cao kiến thức thực hành của phụ nữ đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Điều này cũng được thể hiện ngay trong mục tiêu đầu tiên của chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 [13].

Biểu đồ 3.11, cho thấy trước can thiệp, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ phụ nữ mang thai có thái độ đúng về uống viên sắt thêm 1 tháng sau sinh để phòng chống thiếu máu chỉ đạt 32,2%, cho thấy sự thiếu hụt kiến thức về phòng chống thiếu máu ở PNMT tại địa bàn nghiên cứu là đáng lo ngại. Sau can thiệp thì tỷ lệ này lên đến 83,0%, còn ở nhóm chứng trước điều tra tỷ lệ đạt là 45,0%, nhưng sau điều tra thì tỷ lệ này đạt được 66,0%, kết quả sau điều tra lần sau của PNMT.

Tỷ lệ PNMT có thái độ đúng về uống viên sắt thêm 1 tháng sau sinh để phòng chống thiếu máu trước can thiệp (p<0,001) và ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở nhóm chứng với kết quả này có lẽ là do một phần họ đã từng nghe hay đọc về nội dung này mà có thái độ đúng theo một cách tự nhiên, mặt khác các đối tượng này thấy những người xung quanh làm rồi thì làm theo, giờ mới có kết quả được như vậy.

Từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, PNMT uống viên sắt sau sinh, cũng chính là chiến lược chính của chương trình phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở hầu hết các quốc gia có tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cao. Bên cạnh đó cũng cần có kết hợp với các giải pháp khác như Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, giải pháp dựa vào thực phẩm để duy trì tính bền vững của can thiệp [13].

Chỉ số hiệu quả can thiệp thực về mặt thực hành cho thấy, do thực hành uống viên sắt cho PNMT trên địa bàn nghiên cứu đã ở mức cao và có cải thiện chung nhờ có các chương trình y tế quốc gia nên ảnh hưởng của can thiệp đến thực hành uống viên sắt, nhóm can thiệp tăng từ 60,0% lên đến 100%, còn nhóm chứng từ 63,3% tăng lên đến 96,1%. Điều đó cho thấy can thiệp đã đạt được đích cuối cùng là thay đổi cả hành vi của đối tượng với phòng chống thiếu máu do thiếu sắt.

Giáo dục dinh dưỡng là một hoạt động cơ bản nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho nhân dân, là hoạt động cần được ưu tiên, bởi nguyên tắc gốc rễ dẫn đến nạn đói và nạn suy dinh dưỡng là sự thiếu thốn kiến thức và sự nghèo khổ. Đây là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi tập quán thói quen và các hành vi liên quan đến dinh dưỡng, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục dinh dưỡng đòi hỏi một sự tham gia của toàn xã hội.

Bản chất của hoạt động giáo dục dinh dưỡng cộng đồng là sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và kiến thức. Đồng thời giáo dục dinh dưỡng là một quá trình có mục đích. Để thực hiện giáo dục dinh dưỡng có hiệu quả việc phân tích các yếu tố nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở cộng đồng là rất quan trọng. Từ những phân tích thực tế điều kiện sống, kinh tế và văn hóa giáo dục, tìm ra những nguyên nhân then chốt, tiềm năng mà từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục dinh dưỡng thích hợp.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao là trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế, các chương trình can thiệp sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia chỉ mới tập trung vào nhóm trẻ dưới 5 tuổi mà chưa tập trung nhiều về dinh dưỡng và sức khỏe của phụ nữ tuổi sinh đẻ. Để giải quyết những vấn đề trên thì công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cần được thực hiện một cách có hệ thống, thường xuyên và có chính sách thích hợp [30].

Biểu 3.13 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ có được hướng dẫn dinh dưỡng khi mang thai ở nhóm được can thiệp trước can thiệp thì tỷ lệ là 77,4%, sau can thiệp tăng lên 99,8% (p<0,001). Điều này có thể lý giải hiệu quả của chương trình đã cải thiện được kiến thức thực hành của PNMT đạt khá tốt. Nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN CỦ CHI,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP (Trang 104 -104 )

×