Các biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai ở huyện Củ Ch

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 96)

- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết;

4.2.1. Các biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai ở huyện Củ Ch

THIẾU MÁU CHO PHỤ NỮ MANG THAI Ở HUYỆN CỦ CHI (2011-2012)

4.2.1. Các biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mangthai ở huyện Củ Chi thai ở huyện Củ Chi

Sau khi phân tích kết quả điều tra, nhóm nghiên cứu đã chọn TMDD ở PNMT là vấn đề ưu tiên. Mặc dù có nhiều yếu tố liên quan tới TMDD, tuy nhiên căn cứ vào tình hình cấp thiết, điều kiện thực tế tại địa phương và tính khả thi, bởi vậy chúng tôi đã chọn biện pháp can thiệp “Giáo dục phòng

chống thiếu máu phụ nữ huyện Củ Chi” để giải quyết vấn đề TMDD cho PNMT.

Bản chất của mô hình là TT-GDSK cho nhân dân với sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt chú trọng tới phụ nữ tuổi sinh đẻ và PNMT, nhằm thay đổi những thói quen bất hợp lý, tăng cường bồi dưỡng và quản lý việc sử dụng viên sắt. Nòng cốt các mô hình là tổ cán bộ ở ấp: Trưởng ấp, nhân viên y tế ấp và CTVDS tự nguyện tham gia.

Kết quả nghiên cứu thấy nguồn truyền thông được PNMT tiếp nhận nhiều nhất là NVYT ấp, tiếp đến là vô tuyến truyền hình, cán bộ Trạm y tế xã và CTVDS. Bởi vậy mô hình đã chọn 3 cán bộ ở ấp làm nồng cốt, Trong đó có NVYT ấp và CTVDS là rất hợp lý với công tác TT-GDSK cộng đồng.

NVYT ấp và CTV dân số là người có ít nhiều hiểu biết về những lĩnh vực mà phụ nữ quan tâm, họ đã trở thành người gần gũi tin cậy và được phụ nữ lựa chọn, để tiếp cận nguồn thông tin giáo dục đại chúng về sức khỏe nhiều nhất. Tuy nhiên, sự lựa chọn đó của phụ nữ đã thể hiện sự hạn chế và thiệt thòi của họ, vì những lợi ích không đầy đủ từ các nguồn truyền thông đó mang lại cho họ. Về ưu điểm, các NVYT ấp và CTVDS là những con em của ấp xã, vì vậy họ là người được phụ nữ dễ gần gũi, có thể bày tỏ những thông tin liên quan tới sức khỏe và bệnh tật. Do NVYT ấp và CTVDS còn những hạn chế nhất định về chuyên môn y học, do đó việc tăng cường đào tạo cho họ, nắm vững các vấn đề theo nhu cầu của mô hình là hoàn toàn hợp lý.

Ngoài ra, hoạt động can thiệp còn sử dụng TT-GDSK bằng loa đài, với hình thức truyền thông thường xuyên, liên tục, nội dung cụ thể ngắn ngọn, dễ hiểu, dễ nhớ và phát đi phát lại liên tục, theo cách “mưa dầm thấm sâu” sẽ có thể mang lại hiệu quả.

Sau 21 tháng hoạt động can thiệp tại xã Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông, Tân Phú Trung, toàn bộ chương trình can thiệp của mô hình đã được

thực hiện như kế hoạch đề ra. Với 7 đợt ra quân và 11 hoạt động tại cộng đồng, một khối lượng công việc đáng kể đã được hoàn thành đúng tiến độ.

Phối hợp với các hoạt động can thiệp tại cộng đồng, có sự tham gia giám sát 21 lượt của các thành viên trong ban chỉ đạo, phối hợp với cán bộ trạm y tế và cán bộ của Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Trung tâm y tế huyện Củ Chi. Công tác giám sát được làm tận các xóm can thiệp với từng tổ công tác và các tổ viên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w