Triển khai can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 63)

- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết;

3.2.1.3.Triển khai can thiệp

Trong 21 tháng can thiệp, Ban công tác phối hợp với Tổ công tác (bộ 3 cán bộ ấp), đã thực hiện được 7 đợt hoạt động theo chương trình với 11 nội dung TT-GDSK tại tất cả 24 ấp trong diện can thiệp.

* Các hoạt động TT-GDSK:

Bảng 3.19. Tổng hợp các hoạt động TT-GDSK phòng chống thiếu máu

ở 3 xã can thiệp

Đợt Nói chuyệntrực tiếp (buổi) Truyền thông gián tiếp (lượt) Truyền thông tại hộ gia đình (lượt) Phát tờ rơi (số lượng) Trưng pano 1 54 95 200 1.150 18 2 32 90 0 0 0 3 64 100 0 0 0 4 42 97 0 510 0 5 59 92 0 0 24 6 37 102 0 0 0 7 48 0 178 392 0 Tổng 336 576 378 2.052 42

- TT-GDSK trực tiếp tại Nhà văn hóa 24 ấp, mỗi ấp tiến hành 2 buổi, mỗi buổi trung bình có từ 10-12 phụ nữ tuổi sinh đẻ, 7 đợt tổng cộng 336 buổi và có khoảng 4.032 lượt người tham dự.

- Truyền thông gián tiếp, phát trên loa đài của 24 ấp, do Trưởng ấp phụ trách điều hành. Trưởng ấp thực hiện đọc tin, phối hợp với CTVDS hoặc NVYT ấp, tùy điều kiện cụ thể và phát thanh vào thời gian thích hợp.

- Truyền thông trực tiếp tới 378 lượt hộ gia đình PNMT, do các NVYT ấp, CTVDS thực hiện.

- Phát 2.052 tờ rơi, nội dung tuyên truyền về VSMT, DDHL và phòng chống thiếu máu, cho 100% PNMT và các đối tượng can thiệp của 24 ấp.

- Trưng bày 42 pano khổ giấy A0, nội dung tuyên truyền về VSMT, DDHL và phòng chống thiếu máu PNMT, tại nhà văn hóa của 24 ấp, hội trường Ủy ban nhân dân xã, trạm y tế xã, khu vực chợ, Trường tiểu học và trường THCS của 3 xã can thiệp Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông, Tân Phú Trung.

- TT-GDSK trực tiếp cho 900 lượt PNMT tại Trạm y tế, trong 3 đợt khám thai định kỳ vào tháng 04/2011, tháng 09/2011, và tháng 12/2011, do nhóm nghiên cứu phối hợp với trạm y tế xã tổ chức thực hiện.

- Các nhóm, tổ viên Tổ công tác của 24 ấp đã tổ chức 10 cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ với thanh niên, phụ nữ ở các xóm với chủ đề TT-GDSK chung và chủ đề VSMT, DDHL, biện pháp PCTM.

* Các hoạt động khác:

- Làm VSMT: Ban công tác và Tổ công tác đã vận động nhân dân làm vệ sinh đường làng, Nhà văn hóa, Chợ Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông với 40 lượt.

- Làm vệ sinh hộ gia đình: các tổ viên Tổ công tác đã trực tiếp cùng gia đình làm vệ sinh cho 96 hộ neo đơn, giúp sắp xếp đồ dùng gọn gàng, quét dọn nhà ở, giếng nước, hố xí và khơi thông cống rãnh.

Làm vệ sinh môi trường, kết hợp với làm vệ sinh hộ gia đình neo đơn: thường do lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo, thực hiện vào các ngày Chủ nhật hàng tuần, ít nhất hai lần mỗi tháng. Huy động mỗi hộ gia đình tham gia, lực lượng chính là thanh niên, học sinh trong xã, ngoài ra còn có thanh niên học sinh từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp về địa phương theo chiến dịch mùa hè xanh. Ban công tác và Tổ công tác trực tiếp vận động và cùng tham gia như đắp đường, phát hoang bụi rậm, khai thông cống rãnh, quét dọn nhà ở, vệ sinh ngăn nắp.

- Cấp viên sắt cho PNMT: Qui trình cấp phát thuốc thực hiện theo quy định trong chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu máu dinh dưỡng cho PNMT và phụ nữ tuổi sinh đẻ.

Trạm y tế xã sẽ phát viên sắt cho đối tượng PNMT qua mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng (NVYT ấp) theo qui định về quản lý thuốc và vật tư của chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và phòng chống thiếu máu. Quy trình cấp phát quản lý thuốc và tư vấn sử dụng thuốc được tập huấn định kỳ của hoạt động dinh dưỡng hàng năm.

Trung tâm y tế huyện phát thuốc cho các xã 3 tháng một lần, trong các kỳ họp giao ban định kỳ tại Trung tâm y tế huyện.

- Xét nghiệm máu và phân 3 đợt, cho 1.896 PNMT.

PNMT được khám và quản lý thai tại trạm y tế xã. Hàng tháng, lịch định kỳ trạm y tế có tổ chức một ngày thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở PNMT, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, TT-GDSK… Trước đó, Trạm y tế xã viết thư mời và giao cho Tổ tự quản (3 cán bộ ấp) đưa đến tận tay PNMT. Theo đó PNMT được khám thai, xét nghiệm máu, thử phân (kinh phí được hổ trợ của chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của thành phố Hồ Chí Minh).

* Công tác kiểm tra, giám sát:

- Cộng tác viên dinh dưỡng sử dụng sổ theo dõi uống thuốc để theo dõi việc uống thuốc của các đối tượng trong ấp do mình quản lý, các thông tin về cấp phát thuốc và theo dõi uống, tác dụng phụ được ghi lại và báo cáo đến các chuyên trách dinh dưỡng trạm y tế xã trong họp giao ban hàng tháng.

- Định kỳ 3 tháng 1 lần các trạm y tế xã lập báo cáo gửi Trung tâm y tế huyện.

- Trạm y tế xã triển khai việc giám sát hoạt động cấp phát thuốc của các CTV hàng tháng và lồng ghép vào các hoạt động giám sát chung. Sử dụng Sổ theo dõi cấp phát thuốc để đối chiếu và phỏng vấn đối tượng để kiểm tra.

- Trung tâm y tế huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi cũng tiến hành định kỳ việc theo dõi tiến trình triển khai. Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện có trách nhiệm theo dõi, tập hợp báo cáo và giám sát, điều phối hoạt động tại địa phương mình phụ trách.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 63)