Hiệu quả can thiệp với lợi ích kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 78)

- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết;

3.2.2.3.Hiệu quả can thiệp với lợi ích kinh tế, xã hộ

- Lợi ích về kinh tế: Các biện pháp can thiệp đã sử dụng nguồn lực của các chương trình y tế triển khai ở địa phương, giúp cho PNMT được học tập, được TT-GDSK với mục đích PCTM, được khám thai đầy đủ, xét nghiệm máu để phát hiện thiếu máu, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột, phối hợp được hỗ trợ một phần viên sắt và hướng dẫn tẩy giun.

Đa số phụ nữ mang thai đều có một mong muốn sinh một đứa con khỏe mạnh, dù gái hay trai cũng được. Nguyện vọng của họ đơn giản “Là người phụ nữ trong gia đình, ai cũng muốn có con để ẵm bồng, cả gia đình ai cũng mong mẹ tròn con vuông, cho nên được sự giúp đỡ của mô hình phòng chống

thiếu máu cho phụ nữ mang thai này, chị em tôi rất mừng” (thảo luận nhóm

phụ nữ mang thai lần 2).

Để biết được thai có phát triển bình thường hay không những phụ nữ này dựa vào đi khám thai tại các cơ sở y tế (đến trạm y tế để khám thai hàng tháng, đến bệnh viện để siêu âm), theo dõi cân nặng hàng tháng… những phụ nữ sinh con từ lần 2 trở lên thì yên tâm hơn vì “Thấy đứa đầu khỏe mạnh thì

đứa thứ 2 chắc cũng vậy” (thảo luận nhóm phụ nữ mang thai lần 2).

Các biện pháp can thiệp tại 3 xã cho PNMT huyện Củ Chi đã tháo gỡ một phần những khó khăn trước mắt, tạo đà cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Trong 12 tháng can thiệp, làm giảm 4,7% tỷ lệ thiếu máu cho PNMT, ước tính có 89 PNMT - tương đương 89 PNMT giảm khả năng lao động sản xuất, giảm thu nhập bình quân mỗi tháng mang thai và thuốc chữa bệnh.

- Lợi ích xã hội: Ý kiến của người dân và cán bộ lãnh đạo địa phương về các biện pháp can thiệp cho thấy đã có sự tác động rõ nét tới nhiều mặt trong đời sống sinh hoạt của người dân, trực tiếp ảnh hưởng tốt tới PNMT và người thân trong gia đình, làm cho họ thấu hiểu và trách nhiệm hơn với PNMT trong ăn uống, bồi dưỡng và uống sắt PCTM.

Hoạt động TT-GDSK và các kỹ thuật chuyên môn, đã ảnh hưởng tốt tới đời sống sinh hoạt của toàn xã hội, đã làm thay đổi nhìn nhận của các tầng lớp nhân dân về các vấn đề mà mô hình tác động tới, đặc biệt là đã làm thay đổi thói quen về dinh dưỡng PCTM ở PNMT.

Thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ở cộng đồng, cho thấy các Trưởng ấp đã nhận thức tốt về vấn đề truyền thông và kỹ năng trong TT- GDSK cho nhân dân trong làng xóm. Ông H, Trưởng ấp chợ Phú Hòa Đông cho biết: “Nhân dân chúng tôi học thức tuy có khá nhưng nói gì thì chưa hiểu

ngay, tuy nhiên nếu nói kỹ, nói đi nói lại đều nghe ra và làm theo. Qua việc này tôi biết thêm là có việc gì cần, phải phát đi phát lại, không phải người

dân không muốn nghe theo, mà nói 1, 2 lần người ta không hiểu được, nên không làm theo”.

Đối với NVYT ấp cũng đã được trang bị những kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và phát huy được vai trò TT-GDSK cộng đồng. Chị T, 41 tuổi là NVYT ấp 12 Tân Thạnh Đông nêu ý kiến: “Thực ra lúc đầu em cũng không hiểu biết về bồi dưỡng gì bổ, ăn nhiều ra sao, cứ nôn nghén thì nhịn ăn nhịn uống, uống viên sắt khi mang thai không đủ, ngay cả khi em mang thai cũng không uống đầy đủ sắt, bây giờ mới biết rõ. Em đã giảng giải cho PNMT uống sắt và ăn nhiều trước”. Chị Ph 24 tuổi, ấp giữa Tân Phú Trung

nói: “Nhờ có Trưởng ấp đọc phát thanh, lại được các chị dân số, chị y tế ấp

nói đi nói lại cho biết cách ăn thêm, ăn nhiều và uống nhiều viên sắt, nên lần có con này em khỏe lắm. Lần trước có nghe nói, nhưng nói qua lại quên”.

Ông M, 56 tuổi ở ấp Phú Thuận, Phú Hòa Đông nói: “Ngày chỉ ăn ba bữa, ăn

sáng lúc có lúc không. Con dâu khi mang thai ăn ít không hay ăn thêm hay ăn vặt, cũng không hay đi khám thai, nay đã hiểu nhiều hơn rồi.”. Các biện pháp

can thiệp đã tạo được thói quen cho PNMT: vẫn tiếp tục đi khám thai và uống viên sắt để bổ sung hàng tháng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 78)