0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Địa điểm nghiên cứu mô tả

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN CỦ CHI,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP (Trang 36 -36 )

Nghiên cứu mô tả được tiến hành tại 6 xã thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh là: Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông, Nhuận Đức, Tân Thạnh Tây, Phước Thạnh.

Thành phần dân tộc của người dân chủ yếu là Kinh, Khơme, Hoa. Về cơ bản, người Kinh và người các dân tộc khác ở 6 xã này có chung những đặc điểm về văn hóa, xã hội, điều kiện kinh tế, đời sống sinh hoạt giống nhau, đồng thời vẫn còn lưu giữ những phong tục tập quán và truyền thống của từng dân tộc. Nghề chủ yếu là làm nông nghiệp; trồng lúa, rau, nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi gia súc: bò sữa, heo… Trình độ học vấn của nhân dân là tương đối khá.

Việc giao lưu của bà con giữa các xã với nhau và với trung tâm kinh tế, văn hóa ở huyện Củ Chi và thành phố Hồ Chí Minh là như nhau. Các ấp ở 6 xã đều có nhà văn hóa ấp, có trang bị phương tiện loa, đài, truyền thông do Trưởng ấp quản lý và được sử dụng trong các công việc của ấp. Hàng năm, các Trạm y tế xã đều có các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe, với các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, chưa có chương trình nào chú trọng vào phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai.

Các cán bộ chủ chốt của xã đều cư trú tại địa bàn của xã. Các xã đều đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Mỗi Trạm y tế có từ 8 đến 10 cán bộ, trong đó Trưởng trạm và Phó trạm đều là người Kinh ở tại địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN CỦ CHI,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP (Trang 36 -36 )

×