0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Các biện pháp dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vi chất

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN CỦ CHI,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP (Trang 27 -27 )

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, là can thiệp phòng chống TMDD dài hạn, đó là giải, pháp bền vững trong phòng chống TMDD cộng đồng đặc biệt đối với PNMT. Giải pháp tăng cường sắt vào thực phẩm càng quan trọng hơn, vì bằng thực phẩm được tăng cường sắt, sử dụng rộng rãi, phủ kín toàn dân, sẽ giúp các đối tượng nguy cơ cao bị TMTS có cơ hội bổ sung sắt sớm, trước khi mang thai và duy trì ổn định chất sắt trong khẩu phần dinh dưỡng. Đó là một can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu, nhằm duy trì hoặc tăng cường chất lượng chế độ ăn cho một nhóm dân cư hay một cộng đồng [1], [22], [66], [97], [104], [105], [115].

Tăng cường vi chất vào thực phẩm đã được thực hiện ở các châu lục, từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ La tinh…, chủ yếu là ở các nước đang phát triển, nơi còn gặp khó khăn về lương thực thực phẩm, tỷ lệ mắc các bệnh về dinh dưỡng còn cao. Giải pháp này đã giúp các nước đó giải quyết được một số bệnh liên quan dinh dưỡng mang tính dài hạn [94].

Một hướng mới trong can thiệp dựa vào thực phẩm là tăng cường sắt dưới dạng tiêu hóa được vào thực phẩm. Nếu thực phẩm tăng cường sắt được số đông đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao sử dụng thì tăng cường sắt vào thực phẩm sẽ là giải pháp có hiệu quả nhất. Nhiều quốc gia đã thực hiện thành công chương trình tăng cường sắt vào thực phẩm như tăng cường sắt vào gạo ở Philippines với hỗn hợp sắt sulphat. Tăng cường sắt vào bột mì trong khi xay ở Chilê; Bổ sung sắt metallic (Thụy Điển, Anh và Mỹ) hoặc sắt fumarate (Venezuela) vào lúa mạch hoặc ngô được bảo quản trong thời gian dài. 70% gạo ở Mỹ đã được tự nguyện tăng cường theo tiêu chuẩn của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) [83], [133].

Bên cạnh bổ sung sắt vào gạo và bột mỳ còn có nhiều chất khác là gia vị như nước mắm, xì dầu, gia vị cũng được chọn để tăng cường sắt. Sắt EDTA được tăng cường thành công vào nước mắm ở Thái lan [127], bột cà ri ở Nam Phi và sắt EDTA với Iốt và sắt metallic ở Ấn Độ [110]. Tăng cường sắt vào xì dầu ở Trung Quốc được thực hiện từ năm 2003 và cho đến nay sản phẩm tăng cường này đã được cộng đồng chấp nhận [70]. Một số nước công nghiệp đã tăng cường sắt vào sữa và bột đậu nành cho trẻ em [76]. Chilê là nước đã thành công trong việc bổ sung sắt cùng với vitamin C trong phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em [133].

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN CỦ CHI,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP (Trang 27 -27 )

×