Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai ở Huyện Củ Chi (2011-2012)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 98)

- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết;

4.2.2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai ở Huyện Củ Chi (2011-2012)

phụ nữ mang thai ở Huyện Củ Chi (2011-2012)

4.2.2.1. Hiệu quả phòng chống thiếu máu

Giảm tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu

Hiệu quả can thiệp đã cải thiện được tỷ lệ thiếu máu của PNMT trong 3 tháng đầu ở nhóm can thiệp và chứng xấp xỉ nhau (21,6% và 21,7%). Sau 3 tháng thực hiện can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai, kết quả cho thấy ở phụ nữ nhóm can thiệp có tỷ lệ thiếu máu là 31,8%, thấp hơn nhóm đối chứng (32,9%) nhưng không nhiều. Trong 3 tháng cuối thai kì, tỷ lệ thiếu máu ở nhóm can thiệp chỉ còn 17,2% trong khi ở nhóm đối chứng vẫn còn tới 28,2%.

Điều này có thể là do ngay trước khi mang thai đã có sự khác nhau về dự trữ sắt của 2 nhóm đối tượng này, hoặc có thể trong 3 tháng đầu do hiện tượng nghén nên hiệu quả của việc uống bổ sung viên sắt ít tác dụng (chẳng hạn uống vào lại nôn ra) [56], nhưng tỷ lệ có thể rất khác nhau giữa các cộng đồng và những vùng khác nhau tùy theo tình trạng riêng của từng địa phương nghiên cứu. Các nhân tố nguy cơ chính của thiếu máu do thiếu sắt bao gồm cả tiêu thụ sắt trong khẩu phần, hấp thu sắt kém từ chế độ ăn nhiều các hợp chất phytate hoặc phenolic, và khi vào các giai đoạn của cuộc đời khi nhu cầu sắt tăng cao như giai đoạn mang thai: Các nghiên cứu đã chứng minh bà mẹ mang thai thường thiếu nhiều loại vi chất dinh dưỡng do bữa ăn thành phần

chính là gạo, thức ăn nguồn gốc động vật còn thấp, nguồn cung cấp của nhiều vi chất dinh dưỡng đều hạn chế do vậy dễ bị thiếu cùng lúc nhiều loại vi chất dinh dưỡng và vì vậy việc bổ sung chỉ một loại vi chất có thể sẽ không đủ cho cải thiện sự phát triển của cơ thể mẹ và đặc biệt là cho sự phát triển của thai nhi [50].

So sánh tỷ lệ thiếu máu của PNMT ở 2 nhóm sau 3 tháng can thiệp, cho thấy tỷ lệ thiếu máu xấp xỉ ngang nhau, nhóm can thiệp (31,8%) và nhóm chứng (32,9%). Tuy nhiên kết quả sau 6 tháng can thiệp của PNMT của 2 nhóm đối tượng này lại đảo ngược, tỷ lệ thiếu máu ở PNMT nhóm can thiệp là 17,2% và nhóm chứng là 28,2% (bảng 3.21). Kết quả đó đã chứng tỏ hiệu quả của các biện pháp can thiệp ở 3 xã can thiệp là thực sự có rõ ràng. Theo một số tác giả, điều trị đối với thiếu máu ở PNMT và TMTS nói chung, thì cần phải có thời gian và khó khăn nhiều hơn [61].

Nghiên cứu của Hồ Thu Mai và cộng sự (2012), hiệu quả bổ sung sắt folic lên tình trạng thiếu máu và dự trữ sắt của phụ nữ 20-35 tuổi tại Hòa Bình, đã làm cải thiện được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và dự trữ sắt xuống còn 3,3% và tỷ lệ TMTS là 0%. Huỳnh Nam Phương với nghiên cứu hiệu quả của can thiệp tiếp thị xã hội đến việc bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai ở Hòa Bình, sau 6 tháng can thiệp đã đảm bảo được độ bao phủ mua viên sắt là 97%, uống viên sắt liên tục 97,8%. [46]. Nhiều nghiên cứu về bổ sung sắt bằng đường uống viên sắt hoặc sử dụng các dạng thực phẩm tăng cường sắt, đều cho kết quả làm giảm đáng kể tình trạng thiếu máu [29], [50], [33], [40]. Kết quả thu được sau can thiệp trong nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trên về giảm tỷ lệ thiếu máu.

Phụ nữ mang thai có hoàn cảnh kinh tế khá sẽ có điều kiện dinh dưỡng đầy đủ hơn. Khi mang thai nhu cầu sắt tăng khoảng 6 lần so với bình thường, do đó những thai phụ có kinh tế kém, với chế độ ăn ít đạm nhiều tinh bột sẽ dẫn đến tình trạng giảm hấp thu sắt và nguy cơ thiếu máu thiếu sắt là khó

tránh khỏi. Bên cạnh các công việc hàng ngày để sinh kế, không còn thời gian để nghỉ ngơi, khó có thời gian trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Với chuẩn nghèo hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh là 12 triệu đồng/người/năm trở xuống (tương đương 2 USD/người/ngày), không phân biệt nội thành và ngoại thành, các hộ gia đình thuộc diện nghèo nhưng vẫn ăn đủ 3 bữa mỗi ngày và ăn thêm quà vặt.

Kết quả bảng 3.22 cho thấy tỷ lệ thiếu máu của PNMT sau 6 tháng can thiệp ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế nghèo giảm so với trước can thiệp và ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,001), CPHQ: 20,4%; CSCT: 67,4%. Với những hộ gia đình có điều kiện kinh tế không nghèo, kết quả cũng tương tự: p<0,001, CSHQ: 20,2%; CSCT: 38,5%.

* Giảm tỷ lệ PNMT có hàm lượng Ferritin máu thấp:

Trong 3 tháng đầu thai kỳ tỷ lệ phụ nữ mang thai có Ferritine máu thấp ở hai nhóm can thiệp và chứng xấp xỉ nhau (21,5% và 22,2%). Sau 3 tháng thực hiện can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai, kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ có Ferritine máu thấp ở nhóm được can thiệp là 32,2%, hơi thấp hơn so với nhóm đối chứng (33,7%). Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ Ferritine máu thấp hơn ở phụ nữ nhóm được can thiệp tiếp tục giảm đáng kể, giảm gần 50% so với 3 tháng giữa.

Nồng độ Ferritin trong máu chính là chỉ tiêu chính để đánh giá dự trữ sắt và tình trạng sắt của cơ thể. Bởi vì các nhân tố nguy cơ chính của thiếu máu do thiếu sắt bao gồm tiêu thụ thấp sắt trong khẩu phần, hấp thụ sắt kém từ chế độ ăn nhiều các hợp chất phytate hoặc phenolic, tỷ lệ nhiễm giun cao. Thiếu sắt thường là do hậu quả của chế độ ăn uống không đủ sắt, do cơ thể tăng nhu cầu sử dụng chất sắt như trong lúc mang thai hay cho con bú… Các điều tra trên diện rộng đã chứng minh rằng sắt được hấp thụ ít và do chế độ ăn thiếu, đặc biệt là những thực phẩm tiêu thụ ở các vùng nghèo. Chế độ ăn uống có

chứa nhiều hạt ngũ cốc và rau đậu chỉ chứa sắt không Heme là loại chất sắt kém hấp thu [9], [11].

Sau 3 tháng can thiệp, tỷ lệ phụ nữ mang thai được phát hiện Ferritin máu thấp ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm đối chứng nhưng chưa rõ rệt (p>0,05). Điều này có thể được lý giải là chương trình thực hiện có hiệu quả, đã tầm soát và ghi nhận đầy đủ hơn tình trạng Ferritin máu thấp ở phụ nữ. Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi chuyển hóa để cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn giúp thai nhi phát triển. Do đó lượng sắt để dự trữ giảm đi.

Nhóm được can thiệp sắt ngoại lai từ khẩu phần hàng ngày và uống sắt bổ sung phải chuyển thẳng vào thai nhi, do nhu cầu sử dụng ở thai nhi ngày càng cao. Do đó lượng sắt dự trữ bị giảm đi, dẫn tới sắt dự trữ không tăng nhiều, bởi vậy sự chênh lệch trước và sau can thiệp, cũng như chệnh lệch ở xã can thiệp với xã chứng không cao. Hơn nữa, hàm lượng sắt dự trữ thấp, do phụ nữ chưa có thói quen uống sắt dự phòng trước khi mang thai, bởi vậy không có lợi thế về nguồn dự trữ sắt trong khi mang thai.

Riêng nhóm đối chứng có tỷ lệ Ferritine máu lại tăng lên rõ rệt sau 6 tháng (p<0,01), điều này có lẽ là do hiệu quả tác động của các chương trình mục tiêu y tế quốc gia vẫn đồng thời triển khai ở tất cả các xã của huyện Củ Chi. Mặt khác nhóm nghiên cứu cũng không thể bỏ qua hay từ chối những yêu cầu hỗ trợ của phụ nữ khi triển khai các hoạt động can thiệp của đề tài, điều đó cũng phù hợp với đạo đức trong nghiên cứu, bởi vậy PNMT họ cũng tự mình biết cách phòng chống thiếu máu qua tác động của nhóm nghiên cứu này, cho nên Ferritin trong máu của nhóm này tăng lên.

Việc giảm tỷ lệ PNMT có Ferritin máu thấp sau 6 tháng can thiệp có thể do khi PNMT ở 3 tháng đầu, Hemoglobin sẽ giảm dần đến cuối 3 tháng giữa thai kỳ và sau đó Hemoglobin sẽ phục hồi dần trong 3 tháng cuối thai kỳ [7]. Một lý do nữa là do sự can thiệp của chương trình có hiệu quả về TT-

GDSK, hướng dẫn cho phụ nữ mang thai về phòng chống thiếu máu như uống viên sắt, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý [11]… thực hiện từ 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng giữa và đã đạt hiệu quả ở 3 tháng cuối.

Nghiên cứu của Hồ Thu Mai [30], bổ sung uống sắt/folic trong thời gian 3 tháng đã giúp 100% phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm can thiệp thoát khỏi tình trạng thiếu máu thiếu sắt (p<0,01), cùng với nồng độ Hemoglobin, nồng độ Ferritin ở nhóm can thiệp tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Nghiên cứu của Trương Hồng Sơn [50] về hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng lên tình trạng vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cho thấy, tỷ lệ Ferritin huyết thanh thấp ở PNMT trước can thiệp là 38,8%, sau can thiệp tỷ lệ này là 7,7% [9].

Phụ nữ mang thai thiếu máu, có Ferritin trong máu thấp nói chung và đặc biệt là PNMT bị thiếu máu, Ferritin máu thấp ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế nghèo. Đây là những đối tượng đặc biệt để quan tâm, chăm sóc, bởi vì nếu chúng ta can thiệp vào các nhóm đối tượng này để phòng chống thiếu máu mà chỉ dừng lại ở các giải pháp như truyền thông giáo dục sức khỏe, uống viên sắt, dinh dưỡng đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, phòng nhiễm giun sán… thì chưa đủ. Mà giải pháp căn cơ là cộng đồng địa phương và chính quyền phải vào cuộc, tạo an sinh về mặt xã hội có nghĩa là phải có công ăn việc làm ổn định, tạo thu nhập ổn định cuộc sống cho gia đình nghèo tại địa phương, trong đó có PNMT của các hộ gia đình nghèo này.

Phụ nữ mang thai có điều kiện kinh tế nghèo thì khó có thời gian để nghỉ ngơi, nhất là khó có tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản [3], [53].

Tuy nhiên qua nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ PNMT có Ferritin trong máu thấp sau 6 tháng can thiệp ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế nghèo giảm so với trước can thiệp (p<0,05), cho thấy hiệu quả của can thiệp tới các chỉ số này của PNMT ở nhóm được can thiệp đều có kết quả tốt. Thể hiện

bằng chỉ số Ferritin trong máu thấp ở nhóm can thiệp trước can thiệp là 23,4% và sau 6 tháng được can thiệp thì tỷ lệ này giảm còn 20,2%, và thấp hơn nhóm chứng p<0,05, CSHQ: 13,7%; CSCT 54,3%.

Ở nhóm đối chứng, tỷ lệ PNMT có Ferritin máu thấp sau 6 tháng can thiệp ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế nghèo tại thời điểm xét nghiệm máu lần sau. Tỷ lệ PNMT có Ferritin máu thấp lần đầu là 19,7% và lần sau là 27,7% (bảng 3.26), như vậy tỷ lệ Ferritin máu thấp tỷ lệ này không giảm mà lại tăng lên. Có kết quả như vậy là vì PNMT của nhóm chứng chưa có chuyển biến về thói quen dinh dưỡng và uống viên sắt như PNMT ở nhóm can thiệp.

So sánh tỷ lệ PNMT có Ferritin máu thấp lúc đầu thì ta thấy nhóm can thiệp là 23,4%, nhóm đối chứng là 19,7%, như vậy lợi thế sức khỏe của PNMT ở nhóm chứng tốt hơn là ở nhóm can thiệp trước can thiệp.

Tuy nhiên kết quả xét nghiệm Ferritin máu của PNMT nhóm chứng và nhóm can thiệp lại đảo ngược. Tỷ lệ PNMT có Ferritin máu thấp ở PNMT nhóm được can thiệp cao hơn nhóm chứng. Kết quả đó cũng chứng tỏ lợi ích và hiệu quả của các biện pháp can thiệp ở nhóm can thiệp là thực sự có ý nghĩa.

Ở phụ nữ mang thai có điều kiện kinh tế khá, sẽ có điều kiện dinh dưỡng đầy đủ hơn, họ sẽ có nhiều điều kiện hơn về tiếp cận với các thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe, cũng như được hướng dẫn về dinh dưỡng và các biện pháp phòng chống thiếu máu ở PNMT. Họ sẽ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đôi khi họ cũng được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về dịch vụ chăm sóc y tế và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, PNMT ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế không nghèo không phải ai cũng đều được như vậy, bởi vì còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì muốn không nghèo cho nên phải làm lụng vất vả để sinh kế, ăn uống không đều đặn, có lúc thiếu chất dinh dưỡng hợp lý, có lúc thì quá thừa mà không có một công thức khoa học nào, hoặc là buôn bán, đi làm ăn xa, hoặc có lúc quên đi ngày đi khám thai nếu không được ai

nhắc nhở. Hoặc là chương trình có cấp viên sắt, nhận về nhưng quên uống hoặc uống không đều… [61]

Bảng 3.27 cho thấy tỷ lệ PNMT có Ferritin máu thấp sau 6 tháng can thiệp ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế không nghèo giảm so với trước can thiệp (p>0,05). Phụ nữ mang thai có Ferritin máu thấp ở nhóm can thiệp tỷ lệ là 21,2%, sau 6 tháng can thiệp thì tỷ lệ Ferritin máu thấp giảm còn 17,6%. Điều này nói lên hiệu quả can thiệp đạt kết quả tốt. Nhưng ở nhóm đối chứng thì kết quả ngược lại, lúc ban đầu thì tỷ lệ Ferritin thấp là 22,8%, kết quả xét nghiệm Ferritin máu lần sau thỉ tỷ lệ Ferritin máu thấp là 27,0%, cao hơn so với tỷ lệ ban đầu. Tỷ lệ PNMT có Ferritin máu ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,001), CSHQ: 17,0%; CSCT: 35,4%. Điều này có thể do PNMT ở nhóm chứng chưa có thói quen uống sắt dự phòng trước khi mang thai do vậy không có nguồn dự trữ sắt trong khi mang thai hoặc do ăn uống không đúng với chế độ dinh dưỡng, có thể là thiếu quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình, đáng chú ý là trong thời kỳ mang thai.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w