phân tích sâu hơn về “chất lượng cuộc sống” của người di cư.
và xem xét chi tiết trong các nghiên cứu sâu hơn58.
Các dòng di cư trong nước chủ yếu bao gồm: (1) di cư đến các thành phố lớn, (2) di cư đến các khu công nghiệp và (3) di cư đến các vùng nông thôn. Các chính sách của Chính phủ về di cư từ những năm 1980 đến nay phần lớn đều nhằm khuyến khích (2) và (3) để tránh những vấn đề thường gặp ở các nước đang phát triển khác nếu (1) được phép tăng quá nhiều.
Tuy nhiên, di cư do Chính phủ hỗ trợ đến các vùng nông thôn - đáng lưu ý là di cư lên Tây Nguyên như trước đây ngày càng trở nên hạn chế. Trong khi đó, việc xây dựng các khu công nghiệp - theo chính sách đưa ra từ năm 1995 chủ yếu nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn - lại đang chứng tỏ ngày càng khó có thể cân bằng với tư tưởng chính thống về việc giải phóng các tác động của thị trường. Những nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát dòng di cư từ nông thôn ra thành thị bằng việc áp dụng quy định đăng ký hộ khẩu xem ra cũng đã không thành công và đến nay đã gần như không còn được Chính phủ áp dụng nữa.
Nói cách khác, những nhân tố chủ yếu vốn trước đây hạn chế di cư từ nông thôn ra thành thị thì nay đã bị loại bỏ hoặc nới lỏng. Hệ quả là di cư từ nông thôn ra thành thị – đặc biệt là di cư tự phát từ nông thôn ra các thành phố lớn - đang ngày càng tăng và rất có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 10 năm tới đây. Chúng tôi đã lưu ý ở Chương 2 là tăng trưởng dân số ước tính có thể đạt trên dưới 11 triệu trong giai đoạn 2011-2020, với sai số khoảng một vài triệu. Mức sinh ở nông thôn hiện cao hơn so với thành thị song dân số các khu vực thành thị vẫn sẽ tiếp tục tăng theo tỷ lệ tăng
tự nhiên do dân số đô thị trẻ và do di cư nội đô tiếp diễn (và do việc các vùng nông thôn bao quanh các khu đô thị tiếp tục được phân loại lại thành đất đô thị). Phần lớn nhất của mức tăng quy mô dân số tại thời điểm cuối của giai đoạn mười năm này sẽ được thể hiện bằng dân số đô thị tăng hơn rất nhiều trong khi mức tăng dân số nông thôn sẽ tương đối nhỏ. Thách thức về mặt chính sách hiện nay có lẽ sẽ là việc thiết lập một môi trường chính sách hợp lý, cho phép những người có nguyện vọng được di cư đến các thành phố lớn hơn là kiểm soát dòng người di cư đến những nơi đó. Việc được phép di cư theo đúng nguyện vọng sẽ đem lại lợi ích cho người di cư và cho toàn xã hội, tạo điều kiện tối đa giúp làm giàu cho đất nước, đồng thời hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực về môi trường.
Chúng ta cần có thêm nhiều nghiên cứu không chỉ về di cư từ nông thôn ra thành thị cùng những đóng góp của nó đối với quá trình đô thị hóa mà còn cả những đặc điểm giới của dòng di cư này và những hệ quả đối với sự phát triển nông thôn (Hugo 2000). Có thể tham khảo tài liệu của tác giả Đặng Nguyên Anh (2008) để tìm hiểu những vấn đề đang nổi lên về di cư quốc tế, đặc biệt là tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam. “Từ giữa những năm 1990, xuất khẩu lao động đã chiếm một vị trí quan trọng trong các chiến lược phát triển của Việt Nam. Ngày càng có nhiều người lao động rời quê hương để tìm kiếm các cơ hội thu nhập tốt hơn ở nước ngoài. Với sự sụp đổ của khối Xô Viết, họ được đưa đến Đông Á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan-Trung Quốc), Malaixia, Lào và một số nước Trung Đông. Trong khi giá trị kinh tế của xuất khẩu lao động được ghi nhận, phần lớn việc di cư được diễn ra với sự tham gia của nhiều hình thức trung gian như nhà tuyển dụng lao động, người môi giới, đại lý và cả các cán bộ đang tại chức của chính phủ làm cho quá trình di cư trở nên đắt đỏ và không an toàn. Xét từ khía cạnh này, cần thiết phải huy động các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng, bản thân gia đình người lao động di cư tham gia giám sát và đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của xuất khẩu lao động. Muốn vậy, cần phải xây dựng một khung pháp lý tạo điều kiện hợp tác giữa các đối tác xã hội” (Đặng Nguyên Anh 2008: 16).