Bảng 12. Phần trăm dân số thành thị, theo khu vực, Việt Nam, 1979, 1989, 1999, 2009
Nguồn: TCTK, các nguồn khác, theo dữ liệu Tổng điều tra dân số.
Ghi chú: Khu vực miền núi và trung du phía Bắc được chia thành khu vực Đông Bắc và Tây Bắc sau cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989. Kết quả của Tổng điều tra dân số năm 2009 được trình bày theo 6 vùng sinh thái: Trung du và miền núi phía Bắc (Đông Bắc và Tây Bắc); Đồng bằng Sông Hồng (ĐB Bắc bộ); Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (Bắc Trung bộ, ven biển Nam Trung bộ); Tây nguyên; Đông Nam bộ; Đồng bắng Sông Cửu Long.
nông thôn nhìn chung có trình độ giáo dục cao hơn so với người không di cư ở nông thôn và người di cư sống ở các vùng thành thị có trình độ giáo dục tương đương với các cư dân đô thị. Đa số người di cư đến các thành phố và khu công nghiệp đều ở độ tuổi trẻ và độc thân; phần lớn người di cư đến Tây Nguyên nhiều tuổi hơn và đi cùng với gia đình.
Một phát hiện gây sự chú ý đặc biệt của Điều tra VMS 2004 là hơn 90% người di cư từ nông thôn ra thành thị hiện đang sống ở các thành phố lớn là đã chuyển thẳng đến các thành phố này mà trước đó không di cư đến thành phố nào nhỏ hơn (TCTK và UNFPA 2006a: 15-16)49.
5.2 Đô thị hóa nhanh chóng
Bảng 12 cho thấy mức độ đô thị hóa theo kết quả ba cuộc tổng điều tra dân số gần đây cụ thể hóa theo khu vực (bao gồm cả kết quả sơ bộ của TĐTDS 2009). Trước những năm 1990 di cư từ nông thôn ra thành thì hầu như không có. Hiện một tỷ lệ ngày càng tăng dân số Việt Nam đang sống tại các vùng đô thị, mặc dù mức độ đô thị hóa vẫn còn thấp. Vùng Đông Nam bộ là vùng có mức đô thị hóa cao nhất, sau đó là vùng Đồng bằng Sông Hồng.