Những khác biệt giữa các vùng

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 31)

vùng

Biểu đồ 9 cho thấy TFR giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể. Trong thập kỷ này, TFR đã và đang giảm ở tất cả các khu vực; mức giảm cao nhất là từ năm 2000 đến 2005 tương ứng ở các khu vực bắt đầu với TFR cao nhất: Tây Nguyên từ 3,8 xuống 2,8; Đông Bắc từ 3,5 xuống 2,4; và Bắc Trung bộ từ 2,8 xuống 2,5. Đến thời điểm năm 2006, Tây Nguyên là khu vực duy nhất có TFR trên 3,5.

4.2 Các nguyên nhân kinh tế - xã hội của giảm mức sinh xã hội của giảm mức sinh

Các nghiên cứu trong 50 năm vừa qua cho thấy giảm mức sinh liên tục không bao giờ là do tác động của một nhân tố phát triển riêng lẻ nào. Phát triển kinh tế, thu nhập, quá trình đô thị hóa, giáo dục, tổ chức chính trị - hành chính, tôn giáo và văn hóa đều góp phần vào giảm mức sinh. Chúng ta có

thể giả định rằng Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các yếu tố khác nhau gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho mức sinh giảm trong những thập kỷ gần đây. Bảng 5 cho thấy TFR theo nơi cư trú và trình độ học vấn theo dữ liệu DHS năm 2002. Điều tra DHS tính toán TFR bằng cách sử dụng một phương pháp trực tiếp dựa trên số ca sinh sống được báo cáo trong khoảng thời gian 5 năm trước thời điểm điều tra (trung điểm là năm 2000). Phương pháp này thường đánh giá TFR

Nguồn: TCTK (2008).

Biểu đồ 9. Những khác biệt theo khu vực về TFR theo Điều tra PCFPS, 2000-2005 Nguồn: TCTK (2007: 62). 4 3 2 1 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Đông Bắc

Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng Bắc bộ Đông Nam bộ Tây Nguyên

Bắc Trung Bộ Tây Bắc

Ven biển Trung bộ

Biểu đồ 8. Tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi, Việt Nam, 1988, 1998, 2006

Bảng 5. TFR theo đặc điểm cơ bản, dữ liệu Điều tra DHS 2002

TFR trung bình cho 5 năm trước thời điểm điều tra

Nơi cư trú Thành thị Nông thôn 1,40 1,99 Trình độ học vấn Thất học Một phần tiểu học Tốt nghiệp tiểu học

Tốt nghiệp trung học cơ sở

Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên

2,821,98 1,98 2,13 1,71 1,39 Tổng 1,87

Nguồn: NCPFC và ORC Macro (2003).

thấp hơn thực tế36 (mặc dù trong trường hợp của Việt Nam, tính thống nhất của các kết quả ước tính dựa trên các nguồn dữ liệu khác nhau thể hiện trên Biểu đồ 7 là rất ấn tượng), nó có thể là một thước đo khá tin cậy những sự chênh lệch này. Trong giai đoạn 5 năm mà trung điểm là năm 2000, dường như phụ nữ nông thôn có tổng số ca sinh sống trung bình nhiều hơn phụ nữ thành thị 0,6 con. Hơn nữa, phụ nữ thất học có số ca sinh sống gấp hai lần phụ nữ đã học qua bậc trung học hay cao hơn.

Những khác biệt này phần nào thể hiện mức sinh sẽ biến động như thế nào trong tương lai khi dân số trở nên đô thị hóa hơn và có trình độ học vấn cao hơn. Trong tương lai, mức dao động của TFR (khoảng 0,5 ca sinh sống trên mỗi phụ nữ) xung quanh mức sinh thay thế có vẻ nghiêng về xu hướng giảm hơn là tăng.

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng

Khung lý thuyết giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sinh (Bongaarts 1978; Easterlin và Crimmins 1983). Việc xem xét vai trò của các yếu tố khác nhau (gắn với sự phát triển) ảnh hưởng đến mức sinh được hỗ trợ rất lớn bởi khung lý thuyết này xác định các cơ chế hoạt động cụ thể của các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động đến mức sinh. Có 8 yếu tố ảnh hưởng do Bongaarts xây dựng, chia làm 3 nhóm lớn:

Các yếu tố trực tiếp

1. Tỷ lệ kết hôn

Các yếu tố kiểm soát mức sinh trong hôn nhân có chủ định

2. Sử dụng các biện pháp tránh thai 3. Nạo phá thai

Các yếu tố kiểm soát mức sinh trong hôn nhân

4. Vô sinh trong thời kỳ cho con bú 5. Tần suất giao hợp

6. Vô sinh 7. Thai chết lưu

8. Độ dài chu kỳ sinh sản 36 Lý do là vì trong các “hồ sơ thai sản” do những người thực

hiện phỏng vấn thu thập, một số ca sinh sống không được ghi nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có khả năng là có những thiên lệch về mặt phương pháp luận, dẫn đến việc ước tính TFR quá cao. Chẳng hạn, trong Điều tra DHS của Inđônêxia, xem ra số phụ nữ độc thân không được thống kê đầy đủ trong danh sách hộ gia đình, làm cho mẫu số trong phép tính TFR quá nhỏ. Xem tài liệu của Hull và Hartanto, sắp xuất bản). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Đặc điểm cơ bản của các yếu tố ảnh hưởng là có tác động trực tiếp đối với mức sinh. Nếu một yếu tố ảnh hưởng nào đó, chẳng hạn như tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai thay đổi, thì mức sinh cũng sẽ thay đổi theo (giả định rằng các yếu tố ảnh hưởng khác không đổi), trong khi điều này không xảy ra đối với trường hợp yếu tố ảnh hưởng khác như thu nhập và giáo dục. Vì thế, những khác biệt về mức sinh giữa các nhóm dân số và xu hướng mức sinh theo thời gian luôn luôn có thể được gắn với những biến động của một hay nhiều yếu tố ảnh hưởng”. (Bongaarts 1978: 105-106). Các nghiên cứu trên các mô hình sinh sản và nghiên cứu so sánh trong ba thập kỷ đã chỉ ra rằng những khác biệt đáng kể về mức sinh trong các nhóm dân cư có thể được giải thích phần lớn bởi sự chênh lệch giữa 4 yếu tố, đó là: tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, nạo phá thai và vô sinh trong thời kỳ cho con bú (Bongaarts 2003). Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích các xu hướng hiện nay của từng biến trong điều kiện của Việt Nam, trước hết với biến tỷ lệ kết hôn.

Tỷ lệ kết hôn

“Giống như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam hôn nhân là thời điểm phụ nữ bắt đầu phải đối diện với rủi ro của sinh nở” (NCPFC

và ORC Macro 2003: 61). Bảng 6 thể hiện tình trạng hôn nhân của phụ nữ theo độ tuổi, theo Điều tra DHS 2002. Ở nhóm tuổi 30-34, tỷ lệ phụ nữ chưa bao giờ kết hôn giảm xuống còn 7,7; ở nhóm tuổi 35-39, 89,7% hiện đang kết hôn. Chỉ có 5,1% phụ nữ đến tuổi 50 vẫn chưa kết hôn. Hôn nhân là lựa chọn gần như phổ biến ở Việt Nam.

Căn cứ vào dữ liệu tổng điều tra và điều tra PCFPS, TCTK đã xác định trong một vài thập kỷ gần đây, tỷ lệ phụ nữ chưa bao giờ kết hôn gần như không thay đổi, trừ nhóm ít tuổi nhất có giảm không đáng kể; tỷ lệ phụ nữ đã từng kết hôn giảm từ 11,4% xuống còn 6,1% trong nhóm 15-19 tuổi, và từ 57,5 xuống 45,4 trong nhóm 20-24 tuổi (xem biểu đồ 10). Điều đáng ngạc nhiên là không có sự thay đổi nào đáng kể về độ tuổi trung bình khi kết hôn lần đầu (SMAM) của phụ nữ: 23,2 tuổi vào thời điểm 1989 và 2006 (với dao động nhẹ được ghi nhận trong những năm xen giữa hai thời điểm này)37. Tuy vậy, phụ nữ thành thị vẫn kết hôn muộn hơn phụ nữ nông thôn trung bình là 2 năm (ở 24,7 tuổi đối với phụ nữ thành thị so với 22,6 tuổi đối với phụ nữ nông thôn vào

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 31)