nhiễm HIV được ước tính bằng một phương pháp ở giai đoạn đầu của kế hoạch và bằng một phương pháp khác ở giai đoạn cuối. Bởi vì những người đánh giá tiến độ thực hiện sẽ khó xác định được liệu một kết quả đạt được có thực sự là do số ca mới nhiễm HIV đã giảm hay chỉ đơn giản là chênh lệch trong tính toán do sử dụng hai phương pháp khác nhau.
trên quan điểm đơn giản là đưa ra một bức tranh thống kê về tình hình dân số ở vào cuối giai đoạn lập kế hoạch thì có thể sử dụng bao nhiêu chỉ số cũng được và không thành vấn đề. Song nếu một vài trong số những chỉ số này có liên hệ với nhau về mặt logic hay thực tiễn và vì thế không thể cùng lúc thay đổi một cách độc lập hoàn toàn với nhau, thì điều này cần được chú thích rõ ràng. Đây là một vấn đề quan trọng cần cân nhắc khi sử dụng các chỉ số để đánh giá kết quả: các chỉ tiêu phải nhất quán với nhau, và không cần phải nhắc đi nhắc cho cùng một nguyên nhân của một thành công hay thất bại nào đó.
Thứ tư, tất cả các hoạt động can thiệp chính sách đều cần được gắn với những hệ thống giám sát và đánh giá chặt chẽ. Để giám sát và đánh giá đòi hỏi phải sử dụng các chỉ số SMART cho mỗi (và hầu hết) các hoạt động can thiệp. Việc lựa chọn sử dụng chỉ số chủ yếu nào phải được sự thống nhất của các bên liên quan trước khi bắt đầu quá trình thực hiện. Năm 2004, NCPFC tiến hành tổng kết giữa kỳ việc thực hiện Chiến lược dân số 2001-2010. Chuyên gia quốc tế được mời giúp tổng hợp kết quả đánh giá của các nhóm công tác tham gia tiến hành tổng kết đã nhận xét: “ Các phân tích dưới đây cho thấy những nỗ lực đáng kể đã được đầu tư cho Giai đoạn I (2001-2005) nhằm thực hiện đa số tám Giải pháp của Chiến lược. Tuy nhiên, những thông tin thu được từ tổng kết giữa kỳ không cho biết rõ lắm liệu có phải tất cả các hoạt động được tiến hành đều đem lại những kết quả mong muốn không”? (Knowles 2006: 13)83.
Một trong những khó khăn của Chiến lược 2001-2010 là các dữ liệu giám sát và đánh giá không được thu thập đủ cho tất cả tám giải pháp và cho các hoạt động can thiệp trong suốt quá trình thực hiện. Nếu không có những dữ liệu đó thì sẽ không thể đánh giá được liệu các mục tiêu đề ra của Chiến lược đạt được là do kết quả các hoạt động can thiệp hay các mục tiêu này vẫn có thể đạt được ngay cả trong trường hợp không có các can thiệp của Chiến lược. Các số liệu thống kê chính thống có thể và cần được sử dụng cho mục đích giám sát thường xuyên: người quản lý chương trình luôn cần có dữ liệu thường xuyên về đầu vào và đầu ra của các hoạt động để theo dõi tiến độ thực hiện và kịp thời đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn. Tuy nhiên, các số liệu thống kê thường kỳ không có đủ. Cần thiết phải có các chỉ số đảm bảo tiêu chí SMART. Ngoài ra, việc tổng kết (hay đánh giá) một hoạt động can thiệp cụ thể, bất cứ trường hợp nào có thể, cần được giao trách nhiệm cho các chuyên gia không tham gia hoạt động để đảm bảo tính khách quan. Tóm lại, điều quan trọng là phải đảm bảo các mục tiêu được xây dựng trên nền tảng phân tích chính sách thấu đáo; xây dựng các hệ thống giám sát và đánh giá chặt chẽ như là một phần trong thiết kế chính sách; và đưa ra các chỉ số đánh giá kết quả SMART cho tất cả các hoạt động can thiệp.