Ngân hàng Thế giới, UNICEF, UNFPA và Ngân hàng Thế giới (2007) 2005 làm tròn các ước tính MMR (để

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 64)

Thế giới (2007) 2005 làm tròn các ước tính MMR (để giúp giám sát tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ) và đưa ra con số 150 ca chết ở bà mẹ trên 100.000 ca sinh sống với “khoảng không chắc chắn” dao động từ 40 đến 510.

TAR

Chỉ tiêu đề ra là giảm 50% tỷ lệ nạo phá thai. Tuy nhiên báo cáo chưa có được dữ liệu đáng tin cậy nào đủ để khẳng định chỉ tiêu này đã đạt được hay chưa.

HDI

Chỉ tiêu đề ra là tăng chỉ số phát triển con người (từ 0,664 năm 1998) lên mức từ 0,700 đến 0,750. Ước tính mới nhất của UNDP là 0,733 (năm 2005), theo đó Việt Nam xếp thứ 105 / 177 nước và vùng lãnh thổ, tức là trong số 50% số nước cao hơn của nhóm các nước có chỉ số phát triển con người trung bình. Chỉ tiêu này đã đạt được và chỉ số này được đánh giá là “tốt”.

Tuổi thọ trung bình khi sinh

Chỉ tiêu đề ra là tăng tuổi thọ trung bình khi sinh (từ 66,4 tuổi năm 1998) lên 71 tuổi trở lên. Ước tính được UNDP sử dụng cho năm 2006 là 73,7 tuổi.

Chỉ tiêu này đã đạt được. Chỉ số này được xếp loại “tốt”.

Số năm đi học trung bình

Chỉ tiêu đề ra là tăng số năm đi học trung bình từ 6,2 năm vào năm 1998 lên hơn 9 năm. Theo kết quả điều tra PCFPS năm 2006, số năm đi học trung bình trong nhóm thanh niên từ 20 đến 24 tuổi đã đạt 9,6 năm.

Chỉ tiêu này đã đạt được. Chỉ số này được xếp loại “tốt”.

GDP

Chỉ tiêu đề ra là tăng GDP bình quân đầu người “lên hai lần so với hiện nay”.

Đây là một trong những chỉ số có thể sẽ còn bị ảnh hưởng nặng nề trong một vài năm tới bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

GDI

Chỉ tiêu đề ra là tăng chỉ số phát triển giới (GDI) lên 0,700 (từ mức 0,688 năm 1998). UNDP ước tính chỉ số này là 0,732 vào năm 2005.

Chỉ tiêu này đã đạt được. Chỉ số này được xếp loại “tốt”.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi

Chỉ tiêu đề ra là giảm “tỷ lệ suy dinh dưỡng” ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 25%, từ mức ước tính là 36,7% vào năm 199976. Theo dữ liệu MICS 2006, tỷ lệ suy dinh dưỡng độ I ở trẻ em dưới 5 tuổi là 20,2% thiếu cân, 8,4% gầy còm, 35,8% thấp còi. Tỷ lệ trung bình của ba chỉ số này là 21,5%.

Với điều kiện từ năm 2006 đến năm 2010 tỷ lệ suy dinh dưỡng không tăng cao, chúng ta có thể giả định một cách tương đối chắc chắn là chỉ tiêu này sẽ đạt được. Chỉ số này được đánh giá là “tốt”.

HIV/AIDS

Chỉ tiêu đề ra là “giảm số ca nhiễm HIV/AIDS mới”. Chỉ tiêu này không cho biết rõ số ca HIV hay AIDS mới hay trung bình cộng của cả hai. Cho dù là trường hợp nào thì chúng tôi cũng không tìm được đủ dữ liệu tin cậy để đánh giá chỉ số này.

Trẻ em sinh ra bị dị tật

“Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật do gen hoặc do chất độc màu da cam...” (NCPFP 2001: 14). Không có con số cụ thể hay dữ liệu nền nào được cung cấp.

Nghèo đói

“Căn bản xóa đói nghèo vào năm 2005”. “Tỷ lệ hộ nghèo (theo các chuẩn nghèo hiện hành của Việt Nam) sẽ giảm từ 10% xuống còn 5%” (NCPFP 2001: 14). Đây là một chỉ tiêu rất tham vọng.

TCTK ước tính có khoảng 16,0% dân số nằm dưới chuẩn nghèo quốc gia vào thời điểm năm 2006. Chỉ số này được đánh giá là “khá”.

Tỷ lệ thất nghiệp đô thị

Chỉ tiêu đề ra là tỷ lệ thất nghiệp nông thôn không đạt quá 5%77. Điều tra PCFPS năm 76 Văn kiện Chiến lược chỉ cho biết rằng số liệu này

của năm 1999 được trích từ dữ liệu của Vụ sức khỏe bà mẹ, trẻ em -Kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y tế và không có giải thích gì thêm.

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)