đình tại 1.200 xã/phường thuộc 61 tỉnh.
5040 40 30 20 10 0 1984 1986 1988 1990 PHC & PCFPS DHS 1997 DHS 2002 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006
Biểu đồ 4. Các xu hướng IMR theo các cuộc điều tra PHC & PCFPS và DHS, 1984-2006
Biểu đồ 5. Những khác biệt theo khu vực về IMR, theo dữ liệu PCFPS, 2002-2005 Nguồn: TCTK (2007). 40 30 20 10 0 2002 2003 2004 2005 Tây Bắc Tây Nguyên Đông Bắc Bắc Trung Bộ
Ven biển Trung bộ Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng Bắc bộ Đông Nam bộ 70 60 50 40 30 20 10 0 % 1976
Bệnh truyền nhiễm Bệnh không truyền nhiễm Tai nạn, thương tích và ngộ độc
1986 1996 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Biểu đồ 6. Nguyên nhân chết theo báo cáo của các cơ sở y tế công lập trong các năm 1978-2007
Nguồn: Niên giám thống kê y tế của Bộ Y tế các năm 2001-2007.
Những vấn đề liên quan khác hiện đang được các nhà nghiên cứu và lập chính sách thảo luận là: dinh dưỡng và chênh lệch về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền và giữa nhóm người nghèo và không nghèo đang gia tăng kể từ khi bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế27.
3.4 Dinh dưỡng
Theo các dữ liệu về dinh dưỡng trong báo cáo điều tra MICS 200628 (xem Bảng 3), 20,2% số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (tức là thiếu cân); 35,8% suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (tức là thấp còi); và 8,4% suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (tức là còm còi). Suy dinh dưỡng vẫn là một vấn đề y tế có ý nghĩa cộng đồng ảnh hưởng đến chất lượng dân số và sự phát triển con người. So với quần thể tham khảo theo khuyến cáo của WHO và UNICEF, ngay ở nhóm giàu nhất, vẫn có tới 21,1% trẻ dưới 5 tuổi có chiều cao thấp hơn hơn hai độ lệch chuẩn.
Sự khác biệt giữa các khu vực cũng rất đáng lưu ý. Tỷ lệ thiếu cân thay đổi từ 10,8% (Đông Nam bộ) đến 28,8% (Tây Bắc); tỷ lệ thấp còi từ 24,2 (Đông Nam bộ) đến 54,5% (Tây Bắc); và tỷ lệ còm còi từ 4,9% (Đồng bằng Sông Cửu Long) đến 11,6% (Tây Nguyên). Nhìn chung, khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất cả nước.
Các số liệu thống kê trình bày trong Bảng 3 cần được phân tích sâu hơn so với phân tích của Báo cáo MICS năm 2006 (TCTK 2006). Trong cùng mẫu điều tra, 4,6% trẻ em dưới 5 tuổi được coi là béo phì.
3.5 Tử vong ở bà mẹ
Tình trạng sức khỏe sinh sản cũng có những thay đổi lớn. Điều tra MICS cung cấp những ước tính thận trọng nhất cho đến nay về tỷ suất chết ở bà mẹ (MMR)29. Với phương pháp ước tính gián tiếp thông qua chị/em gái , họ ước tính MMR là 95 trên 100.000 ca sinh sống, theo dữ liệu năm 2000; và 162 theo dữ liệu năm 2006. Cả hai kết quả này đều dựa trên thông tin về chị/em gái đã chết tại bất kỳ một thời điểm nào trước đây của người trả lời phiếu điều tra. Vì thế, chúng ta có thể coi năm tham chiếu là 10-14 năm trước thời điểm điều tra. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng phương pháp ước tính thông qua chị/em gái thường không được khuyến cáo sử dụng đối với dân số có TFR nhỏ hơn 4. Như thế có nghĩa là có sự hoài nghi về độ tin cậy của phép ước tính và con số ước tính mới nhất có thể lại là ít tin cậy nhất30. Năm 2006 TCTK bổ sung một số câu hỏi vào cuộc điều tra PCFPS “để nhằm xác định các nguyên nhân chết và ước tính tỷ suất chết ở bà mẹ hiện nay” (TCTK 2007: 69). Bằng phương pháp trực tiếp họ đã ước tính MMR là 115 trên 100.000 ca sinh sống trong 12 tháng trước thời điểm điều tra; các chuyên gia đều thấy rằng việc sử dụng phương pháp trực tiếp tất yếu sẽ bỏ sót một số lượng đáng kể ca chết ở bà mẹ. Song về lâu dài, điều tra PCFPS có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tốc độ giảm MMR (không tính đến biên độ chính xác của nó).
3.6 HIV/AIDS
Sự biến đổi nguyên nhân chết từ chủ yếu là các bệnh lây truyền sang các bệnh không lây truyền không phải chỉ dừng lại ở đó. Trong những thập kỷ gần đây, các bệnh truyền