tác động trực tiếp và gián tiếp của chiến tranh đối với dân số Campuchia trong tài liệu của Desbarats (1995).
Bảng 15. Số năm học được hoàn thành bởi nhóm tuổi 20-24, Việt Nam, 2006 Nguồn: TCTK (2007: 42). Tổng Thành thị Nông thôn Nam Nữ Nam Nữ Đồng bằng Bắc bộ 11,1 13,0 13,1 10,6 10,2 Đông Bắc 9,4 12,5 12,6 8,9 8,6 Tây Bắc 8,1 11,7 12,0 8,0 7,0 Bắc Trung bộ 10,0 12,3 12,7 9,7 9,4
Ven biển Nam Trung bộ 10,0 11,4 11,8 9,3 9,1
Tây nguyên 8,6 10,3 10,9 7,8 7,6
Đông Nam bộ 10,1 10,9 11,2 8,7 8,9
Đồng bằng Sông Cửu Long
7,8 9,2 9,3 7,6 7,3
Tổng 9,6 11,2 11,5 9,0 8,7
6.3 Nghèo đói
Bảng 16 cho biết tỷ lệ nghèo theo khu vực trong các năm khác nhau kể từ năm 1998 sử dụng chuẩn nghèo quốc gia căn cứ trên dữ liệu chi tiêu trung bình hàng tháng.
Bảng 16 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ nghèo chung (GPR) giữa các khu vực, từ mức thấp là 5,8% ở Đông Nam bộ đến 49% ở Tây Bắc. Các dữ liệu còn cho biết công cuộc giảm nghèo trong 10 năm qua đã đạt được tiến bộ đáng kể: tỷ lệ nghèo của cả nước đã giảm từ 37,4% năm 1998 xuống còn 16% năm 2006.
Báo cáo Phát triển con người gần đây nhất của UNDP (2008) đã lấy ước tính 28,9% của
năm 2002 làm ước tính GPR mới nhất cho đến năm 2004. Các chỉ số khác liên quan đến nghèo đói được dẫn chiếu là:
• Xác suất chết trước tuổi 40 (nhóm sinh 2000-2005) = 0,067
• Tỷ lệ (%) mù chữ ở người lớn từ 15 tuổi trở lên trong giai đoạn 1995-2005 = 9,7%
• Tỷ lệ (%) dân số không sử dụng nguồn nước được cải thiện năm 2004 = 15 %.
6.4 Dân tộc thiểu số
Bảng 17 cho thấy kết cấu dân tộc của dân số Việt Nam theo kết quả ba cuộc tổng điều tra dân số gần đây.
Ghi chú: Tỷ lệ nghèo chung được tính toán bởi Ngân hàng Thế giới và TCTK, sử dụng chuẩn nghèo tính bằng mức chi tiêu trung bình của hộ gia đình theo đầu người là 149.000 đồng năm 1998, 160.000 đồng năm 2002, 173.000 đồng năm 2004 và 213.000 đồng năm 2006 (khoảng 15 đôla Mỹ).
Bảng 16. Tỷ lệ nghèo chung, theo khu vực, Việt Nam, 1998, 2002, 2004 và 2006 1998 2002 2004 2006 Đồng bằng Bắc bộ 29,3 22,4 12,1 8,8 Đông Bắc 62,0 38,4 29,4 25,0 Tây Bắc 73,4 68,0 58,6 49,0 Bắc Trung bộ 48,1 43,9 31,9 29,1
Ven biển Nam Trung bộ 34,5 25,2 19,0 12,6
Tây nguyên 52,4 51,8 33,1 28,6
Đông Nam bộ 12,2 10,6 5,4 5,8
Đồng bằng Sông Cửu Long 36,9 23,4 19,5 10,3
Việt Nam (cả nước) 37,4 28,9 19,5 16,0
Nguồn: TCTK, Tổng điều tra 1979, 1989, 1999.
Bảng 17. % dân số theo 10 nhóm dân tộc lớn nhất 1979, 1989, 1999
Nhóm dân tộc 1979 1989 1999 Kinh 87,3 86,7 86,2 Hoa 1,8 1,4 1,1 Tày 1,7 1,9 1,9 Thái 1,5 1,6 1,7 Khơ me 1,4 1,4 1,4 Mường 1,3 1,4 1,5 Nùng 1,1 1,1 1,1 Hmông 0,8 0,9 1,0 Dao 0,7 0,8 0,8 Giarai 0,4 0,4 0,4 Khác 2,0 2,4 2,9 Tổng 100,0 100,0 100,0
6.5 Phát triển con người và chất lượng dân số chất lượng dân số
“Chỉ số phát triển con người (HDI) là một chỉ số tổng hợp đánh giá những thành tựu trung bình của một quốc gia trong ba lĩnh vực cơ bản của phát triển con người: một cuộc sống lâu dài và lành mạnh; tiếp cận kiến thức; và một mức sống đầy đủ. Những lĩnh vực cơ bản này lần lượt được đo lường bằng các đại lượng như tuổi thọ; tỷ lệ biết chữ ở người lớn và tỷ lệ nhập học của cả bậc tiểu học, trung học và đại học; và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người theo ngang giá sức mua đôla Mỹ (PPP US$). Chỉ số tổng hợp này được xây dựng từ những chỉ số hiện có trên toàn cầu bằng cách sử dụng một phương pháp luận đơn giản và minh bạch. Mặc dù khái niệm phát triển con người có ý nghĩa bao hàm rộng hơn tất cả những gì mà một chỉ số tổng hợp có thể đo được, chỉ số HDI được coi là một chỉ số thuyết phục thay thế cho GDP bình quân đầu người và là một chỉ số đánh giá tóm tắt tình trạng sống của con người”(UNDP 2008: 225)60.
Chỉ số HDI của Việt Nam đạt mức 0,733 năm 2005, được tính dựa trên những giá trị ước tính về tuổi thọ là 73,7 tuổi, tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 90,3 % và tỷ lệ nhập học của cả bậc tiểu học, trung học và đại học là 63,9 %;
và GDP bình quân đầu người PPP là 3.071 đôla Mỹ (UNDP 2008: 230). Chỉ số này đưa Việt Nam xếp vào vị trí thứ 105 trong tổng số 177 nước và vùng lãnh thổ61.
Từ chương 2 đến chương 6 báo cáo đã phân tích những khía cạnh khác nhau của chuyển đổi nhân khẩu học. Những khía cạnh này có sự liên hệ mật thiết với nhau và sẽ được xem xét, bàn luận một cách toàn diện ở chương này. Trong quá trình xây dựng các chính sách mới, những mối liên hệ này cần phải được quan tâm xem xét, bởi vì sẽ rất hiếm khi, thậm chí là không thể can thiệp để thay đổi một kết quả nhân khẩu học nào đó mà không đồng thời làm ảnh hưởng đến các kết quả nhân khẩu học khác.