Chẳng hạn, khi Chiến lược 2001-2010 được xây dựng, Việt Nam chưa là một thành viên của WTO,

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 70)

dựng, Việt Nam chưa là một thành viên của WTO, GDP lúc đó mới chỉ khoảng 600 đô la/ người; Việt Nam giờ đây đã gia nhập WTO và GDP đã đạt khoảng 1.000 đô la / người. Trước đây, việc tiếp cận internet còn rất hạn chế. Hiện nay, internet đã phổ biến, ngay cả ở các vùng nông thôn. Trước năm 2000, Việt Nam chưa đạt mức sinh thay thế; còn bây giờ lại ở dưới mức sinh thay thế. Trong thập kỷ vừa qua đã có những biến động lớn về cơ cấu dân số diễn ra, và tình trạng di cư, đặc biệt là từ nông thôn ra thành thị, đang nổi lên thành một vấn đề ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước và có lẽ sẽ tiếp tục là một vấn đề nổi cộm trong 10 năm tới.

10.3 Xây dựng chính sách

Đối với bất kỳ vấn đề dân số và phát triển nào, nhà hoạch định chính sách cần hiểu những điểm sau:

Xác định và làm rõ vấn đề: Bản chất của vấn đề thực chất là gì86? Các khía cạnh của nó là gì? Bao nhiêu người chịu sự tác động của nó? Họ là ai, họ sống ở đâu và làm gì?

Hậu quả xảy ra nếu không có sự can thiệp nào: Tại sao việc giải quyết vấn đề bây giờ lại quan trọng? Vấn đề này đe dọa hay phá hoại sự phát triển như thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, về mặt tổng thể hay bộ phận như thế nào, nếu không được khắc phục?

Các nguyên nhân chủ yếu: Các nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là gì? Các yếu tố thể chế có liên hệ như thế nào với những nguyên nhân đó? Chúng ta có thể loại bỏ những nguyên nhân đó bằng cách điều chỉnh các điều kiện thể chế và các hoạt động can thiệp được không? Liệu các hoạt động can thiệp này có gây ra vấn đề nào khác không?

Các lựa chọn chính sách: Các lựa chọn chính sách chủ yếu là gì? Các “đòn bẩy chính sách” nào có thể sử dụng để thay đổi kết quả nhân khẩu học có liên quan và để các kết quả đó bao hàm được các giá trị và đặc điểm thuận lợi hơn cho sự phát triển và cuộc sống của người dân? Hoặc nếu những kết quả nhân khẩu học đó không thể thay đổi thì phải điều chỉnh các điều kiện thể chế hiện hành như thế nào để đáp ứng tốt hơn?

Khuyến nghị chính sách: Lựa chọn chính sách nào về mặt tổng thể (phân tích chi phí - lợi ích, thống nhất với các giá trị hiện có . . .) có thể là lựa chọn tốt nhất? Có sự đồng thuận về lựa chọn đó không? Chúng ta có đủ dữ liệu và phân tích để bảo vệ sự lựa chọn đó không, hay cần có nghiên cứu thêm? Có đủ căn cứ cho thấy lựa chọn chính sách này sẽ thành công và không đem đến hậu quả nào ngoài dự kiến không thể chấp nhận được hay không?

Phân tích các bên liên quan: Chính sách này có đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan một cách bình đẳng hay không? Trong quá trình thực hiện chính sách, những nhóm nào có thể sẽ xem mình là được lợi hay chịu thiệt thòi? Cần lưu ý những gì để vận động chính sách?

Trong phần tiếp theo, báo cáo sẽ sơ bộ phân tích các vấn đề cần giải quyết theo những điểm nêu trên87.

10.4 Làm thế nào để duy trì mức sinh thay thế? mức sinh thay thế?

Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế (Chương 4). Vấn đề đầu tiên cần giải quyết trong Chiến lược mới là làm thế nào để duy trì mức sinh ở, hoặc gần với, mức thay thế88.

Làm rõ vấn đề

Đa số các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đều có chung một đánh giá rằng về mặt lâu dài, lý tưởng sẽ là duy trì được dân số “ổn định”, tức là dân số có tỷ suất sinh và chết đặc trưng theo độ tuổi (và cơ cấu tuổi) gần như giữ nguyên và tỷ lệ tăng trưởng dân số gần với không89. Song họ lại có ít sự đồng thuận hơn (và kiến giải rõ ràng hơn) về việc làm thế nào có thể đạt

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 70)