Có thể so sánh với vị trí xếp hạng của các nước khác trong khu vực như: Xingapo 25, Hàn Quốc 26,

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 50)

khác trong khu vực như: Xingapo 25, Hàn Quốc 26, Malaixia 63, Trung Quốc 81, Thái Lan 78, Philípin 90, Inđônêxia 107, Lào 130, Campuchia 131.

7.1 “Cơ cấu dân số vàng”

Khi xem xét mối tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, trong 10 - 15 năm vừa qua, người ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề “cơ cấu dân số vàng” (hay “dư lợi dân số”)62. Khái niệm này nhằm nói đến những biến đổi điển hình về cơ cấu tuổi mà dân số trải qua thông qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học của nó (xem Phần 2.2) và cách thức mà những thay đổi này cản trở hay tăng cường những nỗ lực phát triển. Theo Williamson (2001: 111), “Điều cần quan tâm nhất khi xác định tác động của chuyển đổi nhân khẩu học đối với hoạt động kinh tế chính là những thay đổi về cơ cấu tuổi”.

Dân số trước quá trình chuyển đổi có đặc điểm là mang cơ cấu hình tháp, trong khi dân số sau quá trình chuyển đổi lại mang cơ cấu hình trụ. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu tuổi từ dân số trẻ sang dân số già hơn, có nhiều điều thú vị xảy ra đối với các “tỷ số phụ thuộc”63. “Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, mức chết thường giảm ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm cho tỷ số phụ thuộc thanh thiếu niên đối với người trong độ tuổi lao động tăng lên. Đây là thời kỳ dân số tăng trưởng nhanh do số ca sinh vượt hơn hẳn số ca chết. Trong giai đoạn thứ hai, mức sinh bắt đầu giảm và tỷ số người trong độ tuổi lao động so với số trẻ em phụ thuộc tăng lên; khi đó tỷ số phụ thuộc được coi là thuận lợi nhất cho sự phát triển. Cuối cùng, "thế hệ được sinh ra ở thời kỳ bùng nổ dân số", tức là những người được sinh ra vào thời điểm dân số có mức chết giảm, và mức

sinh cao, sẽ trải qua những năm ở độ tuổi lao động và bước vào giai đoạn già hóa. Số dân trong độ tuổi lao động cuối cùng sẽ không tăng thêm và mặc dù tỷ số phụ thuộc tuổi trẻ có thể vẫn ở mức thấp song tỷ số phụ thuộc tuổi già sẽ bắt đầu tăng. Cửa sổ cơ hội, hay "cơ cấu dân số vàng" sẽ qua đi khi tỷ số phụ thuộc lại tăng cao. (Hayes 2005: 13).

Mặc dù chi tiết có thể khác nhau song hình thái "cơ cấu dân số vàng" nhìn chung là giống nhau giữa các nước. Điều quan trọng cần lưu ý là mức sinh giảm càng nhanh thì “cửa sổ cơ hội” cũng qua đi nhanh.

Biểu đồ 12 cho thấy tỷ số giữa người ở độ tuổi lao động (15-64 tuổi) đối với người phụ thuộc (dưới 15 và từ 65 tuổi trở lên) của Việt Nam 1950-2050, sử dụng các ước tính và dự báo dân số của Liên hợp quốc. Năm 1950 tỷ số này là 1,78 tức là cứ 1,78 người trong độ tuổi lao động thì có một người ở độ tuổi phụ thuộc. Khi mức chết giảm thì tỷ số này hạ

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)