CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ
2001-2010
8.1 Chiến lược dân số 2001 - 2010: Mục tiêu và giải pháp 2010: Mục tiêu và giải pháp
Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong cùng giai đoạn. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Dân số là “Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.
Hai mục tiêu cụ thể của Chiến lược là:
Mục tiêu 1: “Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2010.
Mục tiêu 2: “Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến của thế giới vào năm 2010”.
Tám “giải pháp” được đề ra, thể hiện phạm vi và định hướng của các hoạt động can thiệp chương trình và các cải cách chính sách được xem là cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu trên:
Giải pháp 1: Tăng cường lãnh đạo, tổ chức và quản lý.
Giải pháp 2: Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi;
Giải pháp 3: Cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và hệ thống cung cấp dịch vụ;
Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu về dân cư
Giải pháp 5: Nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới.
Giải pháp 6: Đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về dân số và phát triển.
Giải pháp 7: Kinh phí; và
Giải pháp 8: Đào tạo và nghiên cứu.
8.2 Các hoạt động can thiệp cho mỗi giải pháp cho mỗi giải pháp
Trong văn kiện Chiến lược, mỗi giải pháp được cụ thể hóa bằng một số hoạt động can thiệp được đề xuất. Những hoạt động can thiệp này được tóm tắt trong Bảng 18. Nhận xét: Các giải pháp của Chiến lược đều mang tính đa ngành, đa lĩnh vực. Văn kiện Chiến lược phân chia trách nhiệm thực hiện cho hơn 10 bộ, ngành khác nhau (NCPFP 2001: 29-31). Việc thực hiện các chương trình đa ngành/đa lĩnh vực luôn là một thách thức. Thực tế đã cho thấy việc thực hiện Chiến lược dân số theo cách phối hợp liên ngành là hết sức khó khăn sau khi VCPFC được giải thể (cơ quan thay thế NCPFP) vào năm 200766, theo đó bộ phận phụ trách vấn đề dân số trước đây của VCPFC được chuyển về Bộ Y tế, bộ phận phụ trách vấn đề gia đình chuyển về Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch và bộ phận phụ trách vấn đề trẻ em chuyển về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.