chuyển đổi nhân khẩu học, cũng như vai trò của nền hành chính công và các cấu trúc cơ hội địa phương.
nghèo chẳng hạn) hoặc không làm hỏng các nỗ lực phát triển đang được thực hiện (như cung cấp các dịch vụ giáo dục và y tế cho mọi người), mà phải đóng góp một cách tích cực vào sự thịnh vượng chung của dân số? Câu trả lời toàn diện cho vấn đề trên mang tính liên ngành và nằm ngoài phạm vi của Báo cáo đề dẫn này. Song nhìn nhận vấn đề từ góc độ dân số sẽ giúp xác định một số ưu tiên. Chúng ta có thể thấy từ các dự báo của Liên hợp quốc là một số chỉ số quan trọng về nhân khẩu học sẽ đạt cực đại trong khoảng thời gian 2011-2020. Nếu thực tế ở gần với mức dự báo UN MVP thì tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2010 và sẽ tiếp tục giảm trong suốt giai đoạn 2011 - 2020. Điều này đảm bảo rằng tỷ lệ tăng dân số sẽ tiếp tục giảm trong giai đoạn này (và cả sau đó). Con số tuyệt đối phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ tăng từ 26 triệu hiện nay thêm chỉ 1 - 2 triệu nữa. Như vậy, Chính phủ có thể tập trung đầu tư cải thiện chất lượng các dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình hơn là mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để phục vụ các nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không ngừng đông thêm, như đã làm trong 30 năm vừa qua. (xem Phần 12.9)
Tương tự như vậy, ở nhóm thanh thiếu niên: tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi và tỷ lệ thanh niên (15 - 24 tuổi) sẽ tiếp tục giảm; trong thực tế, con số tuyệt đối trẻ em dưới 5 tuổi đã bắt đầu giảm. Nếu số lượng trẻ em không tăng nhiều thì có thể đầu tư thêm nhiều nguồn lực cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục và y tế cho thanh thiếu niên, qua đó cải thiện chất lượng của lực lượng lao động trong tương lai.
Xét về cơ cấu tuổi của dân số, sự gia tăng chủ yếu sẽ là ở tỷ lệ người già trên 60 tuổi. Tỷ lệ này đã luôn được duy trì ổn định ở mức 7,5% trong suốt 50 năm qua và sẽ rất có khả năng tăng nhanh trong 10 năm tới và đạt 11% vào năm 2020. Dân số cả nước có thể tăng thêm trên dưới 12% trong giai đoạn 2010 - 2020, song số người từ 60 tuổi trở lên có nhiều khả năng sẽ tăng thêm tới 58%! Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Chiến lược mới. Báo cáo sẽ đề cập riêng vấn đề này trong phần 10.10.
Làm thế nào để thích ứng tốt nhất tới sự tiếp tục gia tăng dân số? Một thành tố của Chiến lược mới có thể là việc sử dụng những dự báo dân số mới nhất để xác định những chuyển đổi có thể xảy ra về cơ cấu tuổi và giới tính trong 10 năm tới, sau đó đặt câu hỏi cho từng nhóm cơ cấu rằng cần điều chỉnh các dịch vụ xã hội hiện có (đặc biệt là giáo dục, y tế, đào tạo và các dịch vụ bảo hiểm xã hội - phúc lợi xã hội khác) như thế nào (mở rộng, rút gọn, cải cách, xác định lại trọng tâm hay thay thế) để đảm bảo đáp ứng được các quyền của từng nhóm dân cư theo tuổi cải thiện đời sống của toàn bộ người dân. Chúng ta cũng cần đặt câu hỏi những người này sẽ sống ở đâu? Đây chính là vấn đề tiếp theo chúng tôi sẽ bàn đến dưới đây.
10.6 Làm thế nào để tận dụng cơ cấu dân số vàng? dụng cơ cấu dân số vàng?
Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên mà cứ một người ở độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 hoặc từ 65 tuổi trở lên) thì có ít nhất hai người ở độ tuổi lao động (15 - 64). Kỷ nguyên này có thể sẽ kéo dài khoảng 30 năm. Đây chính là “cửa sổ cơ hội” với những đặc điểm nhân khẩu học thuận lợi nhất để tạo ra sự thịnh vượng của đất nước và đầu tư cho sự phát triển bền vững (Chương 7).
Cơ cấu dân số vàng là một hệ quả của các xu hướng chết và sinh trong quá khứ. Tuy nhiên, các tỷ số phụ thuộc độ tuổi tự chúng sẽ không thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mà cần phải có cả các chính sách kinh tế đúng đắn nữa. Để có thể tận dụng cơ cấu dân số vàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, cần thỏa mãn một số điều kiện tiền đề:
• Tỷ lệ người ở độ tuổi lao động có công ăn việc làm cao; cần tạo ra việc làm mới với năng suất lao động cao (công nhân có tay nghề);
• Một phần đáng kể của cải tạo ra được đầu tư cho phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực (giáo dục, y tế và giảm nghèo).
Vấn đề này cần được nghiên cứu sâu hơn. Có lẽ bước đầu nên tiến hành một nghiên cứu rà soát về kinh nghiệm tận dụng thành công cơ cấu dân số vàng (một cách vừa chủ định vừa ngẫu nhiên) của các nước được xem là
các con hổ châu Á nhằm tạo ra những “điều kỳ diệu” kinh tế (xem tài liệu của Chu và Lee 2000; Mason 2001), và rút ra những bài học có thể áp dụng cho Việt Nam.
10.7 Làm thế nào để kiểm soát quá trình đô thị hóa soát quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng?
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ là điều không tránh khỏi. Như đã nêu ở Chương 5, phần lớn nhất của sự gia tăng dân số được dự đoán trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ được thể hiện trong mức gia tăng dân số đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn; trong khi dân số nông thôn sẽ tăng trưởng tương đối ít. Vấn đề thứ tư cần giải quyết trong Chiến lược mới là làm thế nào để kiểm soát tốt nhất quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Do phần lớn sự gia tăng dân số trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ nằm ở khu vực đô thị, nếu các dịch vụ và tiện ích khác bị giảm sút ở khu vực này do áp lực dân số tăng thì điều này sẽ gây cản trở đáng kể đối với các nỗ lực phát triển nhằm cải thiện phúc lợi xã hội; trong thực tế, chất lượng cuộc sống nói chung có thể sẽ giảm ngay cả khi GDP bình quân đầu người tăng.
Xây dựng chính sách
Tiếp đến, nhà hoạch định chính sách sẽ làm gì để đảm bảo rằng dân số thành thị tăng từ 26 triệu năm 2011 lên khoảng 35 triệu năm 2020 sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước, cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống trong mọi lĩnh vực của dân cư đô thị và bảo vệ môi trường? Một lần nữa, lời giải đáp cho câu hỏi này lại mang tính liên ngành và nằm ngoài phạm vi của báo cáo này, song nhìn nhận từ góc độ dân số có thể giúp xác định một số ưu tiên.
Thứ nhất, nhà hoạch định chính sách đô thị cần hiểu được nhu cầu ngày càng tăng đối với dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, nhà ở, nước và vệ sinh, giao thông, không gian thư giãn . . . ) của dân cư đô thị ngày một đông lên (cùng những kỳ vọng của họ). Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu dân cư (thành phần và lối sống), bao gồm cả những thành viên mới (trẻ em mới sinh ra, người mới đến nhập cư hay cư dân những vùng mới được xếp loại đô thị).
Thứ hai, nhà hoạch định chính sách cần hiểu được đặc điểm sinh thái luôn biến đổi của dân cư đô thị, lượng chất thải lỏng và rắn mà họ xả ra môi trường, nhu cầu của họ về năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, đóng góp trực tiếp và gián tiếp của họ vào sự phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng và hậu quả của thay đổi khí hậu đối với dân cư các vùng đô thị.
Các chuyên gia quy hoạch đô thị cũng có thể xem xét các cách thức xây dựng đô thị để đảm bảo sự thân thiện với con người và môi trường (Birkland 2008). Việt Nam có thể học tập được rất nhiều từ những sai lầm của nhiều đô thị lớn ở châu Á (xem tài liệu của Dick và Rimmer sắp xuất bản) cũng như từ thành công của những thành phố vận hành tốt như Sing-ga-po.
10.8 Làm thế nào để cải thiện sức khỏe sinh sản? sức khỏe sinh sản?
Việc mức sinh hiện nay đã hạ xuống mức thay thế trong thực tế không có nghĩa là các chương trình kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản đã hoàn thành sứ mệnh của mình và tất cả các vấn đề kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản đã được giải quyết. Việt Nam vẫn cần có các chương trình sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình thực sự mạnh.
Làm rõ vấn đề
Thứ nhất, mức sinh vẫn còn khá cao ở một số vùng, miền và nhiều bộ phận dân cư do nhu cầu về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng. Thứ hai, một số vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe sinh sản (bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm khuẩn đường sinh sản, HIV/AIDS...) cần tiếp tục được cải thiện. Thứ ba, có những vấn đề mới nổi lên về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của thanh niên chưa kết hôn cần được theo dõi và xử lý một cách hợp lý. Thứ tư, vấn đề chất lượng của các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện nay (đặc biệt là tư vấn và lựa chọn BPTT96) cần được giải quyết. Thứ năm, có những bằng chứng cho thấy 96 Sự phụ thuộc lớn vào biện pháp đặt vòng tránh thai có thể làm người ta đặt câu hỏi điều này thể hiện sự lựa chọn của khách hàng ở mức độ nào và của người cung cấp dịch vụ ở mức độ nào.
vẫn tồn tại sự yếu kém trong công tác chăm sóc trước, trong và sau khi sinh. Thứ sáu, tỷ lệ nạo phá thai cao là một vấn đề cần quan tâm. Việc giải quyết các vấn đề trên là vô cùng quan trọng nhằm phấn đấu đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ liên quan đến phụ nữ và trẻ em97 và tăng cường tình trạng sức khỏe dân cư.
Đây là các vấn đề khác nhau cần được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Những nguyên nhân chủ yếu, mang tính đan xen của các vấn đề trên có thể là: (1) không chú trọng ưu tiên cho công tác kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản tại một số địa phương; (2) yếu kém trong quản lý chương trình (đào tạo, giám sát, khen thưởng, theo dõi và báo cáo kết quả), thiếu sự phối hợp giữa các chương trình và hạn chế của hệ thống chuyển tuyến y tế; (3) thiếu sự cam kết hoặc hiểu biết về phương thức hoạt động lấy khách hàng làm trọng tâm dựa trên phương pháp tiếp cận dựa trên quyền của một số người cung cấp dịch vụ và nhà quản lý chương trình. Những nguyên nhân chủ yếu này có thể được hiểu thấu đáo hơn nếu được tiếp cận từ góc độ dân số do nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe sinh sản luôn tương ứng với những biến đổi nhân khẩu học.
Xây dựng chính sách
Cần đặc biệt quan tâm vào việc xác định và đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản hiện chưa được đáp ứng98; cải thiện chất lượng các dịch vụ này một cách toàn diện; thúc đẩy các quyền sinh sản, cho cả hai giới ở mọi lứa tuổi. “Trong một vài năm tới, tất cả các nước cần đánh giá mức độ đáp ứng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình chất lượng tốt trong toàn quốc và lồng ghép vào bối cảnh sức khỏe sinh sản, đặc biệt quan tâm đến các nhóm dân cư yếu thế và thiệt thòi. Tất cả các nước cần phấn đấu đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của dân cư càng sớm càng tốt, chậm nhất là đến năm 2015, đảm bảo sự tiếp cận phổ cập đến các dịch vụ sức khỏe sinh sản có liên quan được pháp luật cho phép. Mục
tiêu hướng tới phải là nhằm hỗ trợ các cặp vợ chồng và cá nhân đạt được các mục tiêu sinh sản và cho họ cơ hội thực hiện quyền được lựa chọn việc có con” (ICPD 7.16).
Việc mở rộng các dịch vụ và cải thiện chất lượng dịch vụ đòi hỏi phải có kinh phí. Với sự phát triển kinh tế liên tục thì điều hợp lý có thể thực hiện là để các nhóm dân cư giàu có hơn đóng góp nhiều hơn vào chi trả chi phí dịch vụ mà họ nhận được và tập trung một cách hiệu quả hơn các dịch vụ được trợ cấp cho những nhóm đối tượng không có khả năng chi trả. Khu vực tư nhân (các chương trình cung cấp dịch vụ có thu phí và bảo hiểm tư nhân) tất yếu sẽ có vai trò lớn hơn trong bức tranh tổng thể. Song điều quan trọng là phải có các quy định của Chính phủ nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, bảo vệ khách hàng và người tiêu dùng và duy trì công bằng xã hội. (xem tài liệu Hull và Hull 1995; Gottret và Schieber 2006; Gottret và những người khác 2008).
Ở các nước đã đạt được mức sinh thay thế và đang thay đổi các ưu tiên phát triển thì các chương trình kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cần được tổ chức lại nhằm góp phần cải thiện phúc lợi xã hội một cách hiệu quả hơn về mặt chi phí. (xem tài liệu của Hayes 2008; Jones và Leete 2002).
10.9 Làm thế nào để giải quyết mất cân bằng về giới quyết mất cân bằng về giới tính khi sinh?
Làm rõ vấn đề
Các nhà hoạch định chính sách muốn giải quyết vấn đề này và các nhà tài trợ muốn hỗ trợ trước hết cần xác định rõ bản chất của vấn đề (cả từ góc độ thực tiễn và nhìn nhận giá trị). Tại sao vấn đề mất cân bằng về SRB với giả định nguyên nhân là ở việc nạo phá thai lựa chọn giới tính lại là vấn đề cần quan tâm? Có phải là vì (i) tâm lý ưa thích con trai làm hạ thấp giá trị của phụ nữ và gây bất bình đẳng giới? (xem tài liệu của Hudson và 97 Mục tiêu thiên niên kỷ thứ 5 về cải thiện sức khỏe bà
mẹ, mục tiêu thiên niên kỷ thứ 3 về thúc đẩy bình đẳng giới và quyền năng của phụ nữ và mục tiêu thứ 3 về giảm tỷ suất chết ở trẻ em.