Gigi Santow đã thực hiện một nghiên cứu độc lập từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2005 Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 30)

của bà được tóm tắt trong tài liệu UNFPA (2005): “Các phân tích được trình bày cho thấy mức tăng nhẹ của [tỷ lệ tăng tự nhiên] trong năm 2003 không thể được xem là bằng chứng của một cuộc “bùng nổ dân số”. Ngay cả khi thực sự có biến động thì đơn giản là vẫn còn quá sớm để khẳng định, chưa nói đến một thực tế là pháp lệnh dân số mới có hiệu lực tháng 5/2003, khoảng thời gian quá ngắn để có thể dẫn tới "bùng nổ dân số" trong năm 2003. Mức sinh sẽ tiếp tục giảm. Xu hướng đi xuống từ năm 1988 đến nay hoàn toàn là hợp lý. Trong thực tế, mức sinh dao động từ năm này sang năm khác, song các xu hướng mà những con số này thể hiện qua một khoảng thời gian dài là rõ rệt. Cách thức các dữ liệu và ước tính dân số được thực hiện ở Việt Nam là một ví dụ cho thấy cần có sự thận trọng và cẩn tắc để đảm bảo kết quả thu được là tốt nhất có thể. Tuy nhiên, những dữ liệu và ước tính này cần được phân tích kỹ hơn và công bố một cách chính xác để tránh báo động sai không đáng có”. 5 4 3 2 1 0 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005

Biểu đồ 7. Các xu hướng của TFR theo Tổng Điều tra và Điều tra ICDS, PCFPS và DHS, 1987-2006

250200 200 150 100 50 0 Tỷ suấ t đặc tr

ưng theo độ tuổi

.vị 1.000) 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 Tuổi Tổng điều tra

năm1989 Tổng điều tranăm 1999 điều tra năm 2007

Thời gian sẽ cho biết liệu TFR có tiếp tục mức giảm chậm như hiện nay hay không; liệu nó sẽ “dao động” xung quanh một mức trung bình gần với mức sinh thay thế; hay liệu nó có tăng trở lại hay không. Các xu hướng trên Biểu đồ 7 cho thấy (i) điều quan trọng là phải theo dõi các biến động của TFR trong tương lai, và (ii) các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ phải xem xét các can thiệp về chính sách khi cần thiết nhằm đảm bảo duy trì TFR ở gần xung quanh mức sinh thay thế.

Biểu đồ 8 cho thấy tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của các năm 1988, 1998 và 2006 qua kết quả Tổng điều tra dân số năm 1989, năm 1999 và Điều tra PCFPS 2007. Đồ thị thể hiện xu hướng chung là mức sinh giảm ở tất cả các nhóm tuổi. Có thể thấy năm 2007, nhóm tuổi 25-29 đã nổi lên thành nhóm có mức sinh cao nhất (theo dữ liệu năm 2006, mức sinh cao nhất được ghi nhận trong nhóm tuổi 20-24). Sinh muộn hơn cũng là một xu hướng đáng lưu ý: “Với việc lựa chọn sinh con muộn hơn, phụ nữ ngày nay có cơ hội tăng cường kiến thức và năng lực chuyên môn, và nhờ đó họ có cơ hội có được việc làm tốt hơn với thu nhập cao hơn” (UNFPA 2008: 15). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy khả năng trở lại mức sinh cao là rất ít.

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)