Bảng 18. Các hoạt động can thiệp đề xuất cho mỗi giải pháp trong Chiến lược dân số 2001-2010
Giải pháp 1: Tăng cường lãnh đạo, tổ chức và quản lý
1. Kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức làm công tác dân số ở các cấp, từ trung ương đến cơ sở để đảm bảo đạt được các mục tiêu của Chiến lược Dân số.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số. 3. Thực hiện đầy đủ cơ chế quản lý ngành, lĩnh vực và vùng, xây dựng kế hoạch từ dưới lên trên để đảm bảo các địa phương có thể phân bổ và huy động các nguồn lực và quản lý việc thực hiện các kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương cũng như với yêu cầu chung của cả nước.
Giải pháp 2: Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi
1. Tăng số người thuộc các nhóm đối tượng tự giác thay đổi hành vi và duy trì hành vi SKSS/ KHHGĐ phù hợp, trước hết là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và vị thành niên, đặc biệt là các đối tượng này ở các vùng sâu, vùng xa và nghèo đói.
2. Cung cấp thông tin có hiệu quả hơn cho lãnh đạo các cấp.
3. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục dân số, SKSS/ KHHGĐ, giới tính và giới trong và ngoài nhà trường.
4. Tận dụng các kết quả nghiên cứu để tăng cường chất lượng các chương trình truyền thông. Định kỳ đánh giá thay đổi hành vi của các nhóm đối tượng để hoàn chỉnh nội dung các chương trình truyền thông nếu cần thiết.
Giải pháp 3: Cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình và hệ thống cung cấp dịch vụ
1. Thỏa mãn nhu cầu của người dân về CSSKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm giảm mức sinh một cách lành mạnh và giảm mạnh tình trạng nạo hút thai/điều hòa kinh nguyệt.
2. Nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
3. Giảm tỷ lệ các nhiễm trùng đường sinh sản (RTI), hạn chế sự lây lan và từng bước kiểm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
4. Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình SKSS và KHHGĐ.
Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu về dân cư
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu linh hoạt, được tin học hóa và chia sẻ làm trung tâm trao đổi dữ liệu và thông tin với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan đến dân số.
2. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý (MIS) chuyên ngành với các chính sách dân số và các chỉ số đánh giá việc thực hiện chiến lược và chương trình dân số ở các cấp quản lý. 3. Lồng ghép các chỉ số dân số vào quá trình hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển nhằm đạt mục tiêu phát triển KT-XH bền vững với quy mô dân số và phân bố dân cư phù hợp.
Nguồn: NCPFP (2001).
Giải pháp 5: Nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới
1. Tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao dân trí.
2. Xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo thực hiện bình đẳng giới.
3. Đẩy mạnh bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo và phân công lao động.
Giải pháp 6: Đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về dân số và phát triển
1. Xây dựng hệ thống chính sách dân số.
2. Khuyến khích và huy động sự tham gia rộng rãi của cá nhân và toàn xã hội vào công tác dân số, xây dựng trách nhiệm cộng đồng và đẩy mạnh phối hợp liên ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
3. Tăng cường vai trò của cộng đồng.
4. Huy động sự tham gia tự nguyện của các tổ chức, các cộng đồng và công dân vào công tác dân số.
Giải pháp 7: Tăng cường phân bổ ngân sách và huy động các nguồn tài trợ khác
1. Vận động các nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau dưới sự điều hành thống nhất của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương.
2. Tận dụng và quản lý các nguồn lực tài chính.
3. Sản xuất, nhập khẩu và cung cấp các BPTT, thiết bị và tài liệu truyền thông.
4. Tăng cường hiệu quả và cải thiện cơ sở vật chất cho công tác CSSKSS và KHHGĐ từ trung ương đến địa phương.
Giải pháp 8: Cải thiện chất lượng đào tạo và sử dụng có hiệu quả các nghiên cứu hiện có và các nghiên cứu mới
1. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn dân số cả về nội dung và phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu mới của công tác dân số.
2. Liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với thực tiễn nhằm thực hiện một cách có hệ thống các hình thức nghiên cứu và tận dụng các kết quả nghiên cứu hiện có để huy động nội lực và hỗ trợ của quốc tế, xúc tiến nghiên cứu có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như làm cơ sở tiếp tục triển khai chương trình.
8.3 Pháp lệnh Dân số năm 2003 2003
Pháp lệnh Dân số được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành và có hiệu lực ngày 01/5/2003 (NASC 2003). Pháp lệnh “quy định về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số”; và “áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam” cũng như tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ Việt Nam (NASC 2003: Điều 1).
Nhìn chung, các quy định của Pháp lệnh nhất quán với các nguyên tắc của ICPD. Chẳng hạn, liên quan đến quyền sinh sản và gia đình, Chương trình hành động có nguyên tắc sau: “Mọi người đều có quyền được hưởng tiêu
chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe thể chất và tâm thần. Các nhà nước phải áp dụng mọi biện pháp để đảm bảo, trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ, tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc y tế, gồm cả các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe tình dục. Các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản phải cung cấp các loại hình dịch vụ phong phú nhất mà không có bất kỳ hình thức ép buộc nào. Tất cả các cặp vợ chồng và cá nhân đều có quyền cơ bản là được tự quyết định một cách tự do và có trách nhiệm số con và khoảng cách giữa các lần sinh con và có thông tin, sự giáo dục và phương tiện để thực hiện quyền này” (Chương 2, Nguyên tắc 8).
“Gia đình là đơn vị cơ bản cấu thành nên xã hội và vì thế phải được tăng cường sức mạnh. Gia đình có quyền được nhận sự bảo vệ và hỗ trợ toàn diện. Trong những hệ thống văn hóa, chính trị và xã hội khác nhau, tồn tại những hình thái gia đình khác nhau. Hôn nhân phải được thực hiện với sự tự nguyện của cả vợ và chồng, và vợ, chồng phải là những người bạn đời bình đẳng”, (Chương 2, Nguyên tắc 9).
và Pháp lệnh Dân số quy định67:
"1. Công dân có các quyền sau đây: a) Được cung cấp thông tin về dân số; b) Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp luật; c) Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số; d) Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Công dân có các nghĩa vụ sau đây: a)
Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững; b) Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình; c) Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số; d) Thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số”. (Chương 1, Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số)".
"1. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng; b) Lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.” (Chương 2, Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình)".
"1. Nhà nước có chính sách và biện pháp nhằm loại trừ mọi hình thức phân biệt giới, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, bảo đảm phụ nữ và nam giới có quyền lợi, nghĩa vụ như nhau trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích duy trì gia đình nhiều thế hệ; mở rộng các dịch vụ xã hội phù hợp với các hình thái gia đình, bảo đảm cho mọi thành viên trong gia đình được hưởng các quyền lợi và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ.