Chương 4: Giảm mức sinh và chuyển đổi nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 29)

sinh. Mức sinh ở Việt Nam đã liên tục giảm từ giữa những năm 1960, đặc biệt là từ cuối những năm 1980 đến nay. Tốc độ và mức độ của mức giảm này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng dân số (tăng trưởng dương hay tăng trưởng âm) và cơ cấu tuổi trong tương lai. Những ước tính tin cậy nhất hiện có cho thấy mức sinh hiện đang ở hoặc dưới mức sinh thay thế; trong một vài năm trở lại đây, mức sinh tiếp tục giảm song với tốc độ chậm.

Bảng 4 thể hiện một số ước tính chủ yếu về mức sinh đặc trưng theo tuổi và tổng tỷ suất sinh (TFR) trong khoảng thời gian 20 năm. Những ước tính này dựa trên dữ liệu của Tổng Điều tra dân số, Điều tra nhân khẩu học giữa hai cuộc tổng điều tra (ICDS) và từ Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình (PCFPS), được tính toán cho khoảng thời gian 12 tháng trước thời điểm điều tra, sử dụng các thuật toán ước tính gián tiếp33. Điều tra DHS cho kết quả ước tính trong khoảng thời gian 5 năm trước thời điểm điều tra.

Ngoại trừ một vài điểm không nhất quán và bất thường không đáng kể trong dữ liệu, nhìn chung các ước tính đều khẳng định mức sinh đã giảm đáng kể từ cuối những năm 1980 đến nay, từ trung bình 4 ca sinh sống trên một phụ nữ xuống mức thay thế là 2,1 vào thời điểm năm 2005. Điều tra PCFPS 2007

(không được thể hiện trong Bảng 4) ước tính TFR bằng 2,07 vào năm 2006. Biểu đồ 7 thể hiện các đường biểu thị xu hướng của TFR, bao gồm những ước tính của Điều tra PCFPS được thực hiện hàng năm trong giai đoạn 2000-2007. Xu hướng giảm dần trong vài năm gần đây cho thấy TFR có thể vẫn đang giảm, nhưng với tốc độ chậm.

Mặc dù xu hướng chung từ 1998 đến 2006 rõ ràng có chiều đi xuống, vẫn có một số dao động xung quanh đường biểu thị xu hướng từ năm 2001 đến năm 2003. Những dao động này không phải là không phổ biến trong các dữ liệu điều tra34. Trong trường hợp này, các dao động có thể được gây ra bởi những bất thường trong quá trình thu thập dữ liệu, do lỗi chọn mẫu ngẫu nhiên, hoặc chúng cũng có thể phản ánh “hiệu ứng nhịp độ” thực tế trong tỷ suất sinh khi các cặp vợ chồng điều chỉnh hành vi sinh sản của họ nhằm thích ứng với những thay đổi ngắn hạn về điều kiện kinh tế hay để sinh vào những thời điểm được coi là may mắn (chẳng hạn như năm Quý Mùi 2003). Bất luận thế nào, xu hướng chung rõ ràng là giảm. Xu hướng này có vẻ như sẽ tiếp tục song với một tốc độ chậm hơn.

Chương 4: Giảm mức sinh và chuyển đổi nhân khẩu học chuyển đổi nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)