Chúng tôi chưa khẳng định được số liệu nền, “hiện nay là 7%”.

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 65)

2006 cho biết tỷ lệ thất nghiệp đô thị là 4,4% (4,8% ở nam giới và 3,9% ở phụ nữ)78. Hiện chưa rõ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay sẽ tác động như thế nào đối với việc làm tại Việt Nam, song tại thời điểm hiện tại, chỉ số này được đánh giá là “tốt”.

Mức độ đô thị hóa

Chỉ tiêu đề ra là đạt mức 35-40% dân số sống ở các khu vực đô thị đến năm 201079. Theo ước tính gần đây nhất của Liên hợp quốc mức độ đô thị hóa năm 2010 sẽ vào khoảng 28,8%. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở một số thành phố lớn của Việt Nam song tỷ lệ đô thị hóa trong toàn quốc vẫn ở mức tương đối thấp. Theo báo cáo sơ bộ TĐTDS năm 2009 tỷ lệ đô thị hóa đạt 29,6%. Chỉ có vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ đô thị hóa trên 30% (tỷ lệ đô thị hóa là 57,1%).

Chỉ tiêu cho chỉ số này sẽ không đạt được. Vì vậy, chỉ số này được xếp loại “khá”

9.3 Bài học kinh nghiệm

Một số bài học có thể thu được từ những phân tích trên:

Thứ nhất, chính sách dân số cần được thiết kế sao cho có thể giám sát tốt và đánh giá khách quan. Các chỉ số cụ thể được đưa vào Chiến lược 2001 -2010 là rất hữu ích song chưa hoàn chỉnh. Việc lựa chọn các chỉ số chủ yếu và định mức các chỉ tiêu trong văn kiện Chiến lược (NCPFP 2001) là hợp lý, song quy trình lựa chọn chưa đủ chặt chẽ. Nói chung, các chỉ số và chỉ tiêu được trình bày mà không có sự giải thích và việc lựa chọn chúng có lẽ một phần được quyết định bởi sự sẵn có (được biết) của dữ liệu. Tuy nhiên, việc lựa chọn định mức chỉ tiêu gắn cho mỗi chỉ số lại còn kém rõ ràng hơn và hoàn toàn không được đặt trên một cơ sở phân tích chính sách chi tiết nào. Chúng ta có thể hiểu rằng, theo một cách nào đó, những chỉ tiêu này có liên hệ với các mục tiêu chủ yếu của Chiến lược, song cụ thể các mối liên hệ này chính xác như thế nào thì lại không có sự

lập luận chặt chẽ80. Vào thời điểm Chiến lược 2001 - 2010 được xây dựng, không có nhiều các phân tích chính sách chi tiết để lấy làm căn cứ, song khiếm khuyết này có thể khắc phục khi xây dựng Chiến lược 2011 - 2020.

Thứ hai, các chỉ số dùng để theo dõi tiến độ thực hiện chiến lược dân số phải là các chỉ số “SMART”81. Một số chỉ số (và chỉ tiêu tương ứng) trong Chiến lược 2001 - 2010 không được cụ thể hóa rõ ràng về mặt hoạt động. Mặc dù có thể điều này không nhất thiết phải làm đối với một văn kiện cấp chiến lược, vẫn cần có các định nghĩa rõ ràng về mặt hoạt động để đảm bảo giám sát và đánh giá được tiến độ thực hiện Chiến lược một cách khách quan82.

Thứ ba, một số chỉ số chủ yếu được đưa ra trong Chiến lược 2001 - 2010 xem ra có lẽ không cần thiết, hoặc ít nhất vẫn cần cân nhắc là có nên đưa vào hay không. Chẳng hạn, lấy ví dụ tỷ lệ tăng dân số. Do tỷ suất sinh và tỷ lệ tăng dân số phụ thuộc lẫn nhau nên một trong hai chỉ số sẽ không thể thay đổi mà không tác động đến chỉ số kia. Vì thế, khi đánh giá sự thành công của Chiến lược, hai chỉ số này về cơ bản cùng đo lường hiệu quả của các hoạt động can thiệp giống nhau (tức là nhằm giảm mức sinh). Nếu nhìn từ góc độ này thì một trong hai chỉ số có thể coi là thừa. Tất nhiên,

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển tại việt nam hướng tới một chiến lược mới 2011 2020 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)