Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 87)

- Tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam

rau quả của Việt Nam

3.2.1. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu

3.2.1.1. Thúc đẩy hoạt động đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu đến với những thị trường xa.

Để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tránh phụ thuộc vào những thị trường gần tại khu vực Châu Á. Trong thời gian tới, Chính phủ cần phải tích cực thực hiện các cuộc đàm phán về các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những Hiệp định với các đối tác như Mỹ, EU như: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) …

Một khi những Hiệp định thương mại này được ký kết sẽ tạo ra những thị trường xuất khẩu mới với nhiều ưu đãi đối với các mặt hàng xuất khẩu nói chung và các mặt hàng rau quả nói riêng. Hơn thế nữa, đây là những thị trường có yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng vô cùng chặt chẽ nên sẽ kích thích các doanh nghiệp chủ động đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm rau quả xuất khẩu.

Ngoài ra, Chính phủ cần giao cho Bộ Công thương tiếp xúc và làm việc với những thị trường mới, tìm kiếm cơ hội tại các thị trường thuộc khu vực Trung Đông và Nam Mỹ. Đây là hai khu vực thị trường mới rất có tiềm năng mà rau quả Việt Nam đang hướng đến.

3.2.1.2. Định hướng các thị trường xuất khẩu rau quả tiềm năng cho các doanh nghiệp, chú trọng khai thác những thị trường mới.

Nhà nước cần thể hiện rõ vai trò lãnh đạo bằng cách định hướng cho các doanh nghiệp những thị trường tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu rau

quả. Không để các doanh nghiệp tự mò mẫm tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tuy nhiên như vậy cũng không có nghĩa là để các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hỗ trợ của Nhà nước mà mất đi tính năng động, sáng tạo của mình.

Trong thời gian tới, thông qua các nghiên cứu, phân tích, đánh giá từ những thông tin thu thập được, Nhà nước cần định hướng các doanh nghiệp xuất khẩu hướng đến những thị trường có nhiều tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia. Đây sẽ là những thị trường mang lại giá trị rất lớn cho rau quả xuất khẩu của Việt Nam những năm tới. Ngoài ra, cũng cần phải tập trung vào khai thác và chiếm lĩnh những thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ.

Sau khi phân tích, đánh giá và đưa ra những dự báo, Nhà nước sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu đưa mặt hàng rau quả của Việt Nam đến với những thị trường tiềm năng trong danh sách.

Đối với những thị trường mới, Nhà nước cần có những đàm phán để dỡ bỏ những rào cản kỹ thuật, những quy định về pháp lý có thể gây khó khăn cho sản phẩm rau quả xuất khẩu của chúng ta nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể đưa các sản phẩm rau quả của Việt Nam tiếp cận được với thị trường.

3.2.2. Chính sách xúc tiến xuất khẩu

3.2.2.1. Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ trong hoạt động cung cấp và phân tích thông tin thị trường giữa các Bộ ngành và Hiệp hội rau quả Việt Nam.

Để giúp các cơ quan có thể đưa ra những đánh giá phân tích chính xác về thông tin thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những dự báo mang tính định hướng dài hạn cần có một sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ ngành và Hiệp hội rau quả Việt Nam. Việc xây dựng một quy chế phối hợp về cung cấp

thông tin sẽ giúp cho hoạt động trao đổi thông tin giữa các đơn vị trở nên dễ dàng và thông suốt và kịp thời hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phân tích thông tin thị trường, từ đó đưa ra những nhận định và dự báo chính xác cho thị trường xuất khẩu rau quả.

Quy chế phối hợp này cần phải thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc cung cấp số liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, phân tích. Tránh tình trạng như hiện nay, có trao đổi và cung cấp số liệu tuy nhiên, số liệu cung cấp không được đầy đủ, chi tiết, cụ thể, gây khó khăn cho hoạt động phân tích, nghiên cứu.

Để xây dựng được một cơ chế phối hợp để cung cấp thông tin một cách kịp thời có thể thực hiện theo các bước như sau:

- Bước 1: Xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ nhiệm vụ của các bên liên quan.

- Bước 2: Xây dựng một hệ thống thông tin chung giữa Bộ Công thương, Tổng Cục Hải quan, Hiệp hội rau quả.

- Bước 3: Kết nối hệ thống thông tin chung này đến với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Ngoài ra, các Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài, các Thương vụ, chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia cũng cần chủ động nắm bắt và phân tích thông tin của thị trường nước sở tại. Trong đó bao gồm phân tích thị trường giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh; chính sách của nước bạn hàng … Các tổ chức này phải phát huy được vai trò quan trọng của mình trong công tác thu thập thông tin tại các thị trường và phải thực hiện nghiêm túc theo quy chế phối hợp giữa các đơn vị.

3.2.2.2. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau quả xuất khẩu.

Để nâng cao giá trị xuất khẩu của các mặt hàng rau quả Việt Nam. Trong những năm tới đây, cần chú trọng hơn nữa tới công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau quả xuất khẩu. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm không chỉ làm tăng giá trị mà còn giúp tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng rau quả Việt Nam. Hiện nay, chúng ta có khá nhiều mặt hàng rau quả xuất khẩu với chất lượng tốt, tuy nhiên, do không có thương hiệu nên giá của những mặt hàng đó rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như tại thị trường Canada giá bán một quả xoài của Việt Nam là 2 USD, trong khi cũng một quả xoài đó của Thái Lan được bán với giá 30 USD, cao gấp 15 lần, trong khi chất lượng thì rất có thể xoài của chúng ta còn ngon hơn. Nói như vậy để chúng ta thấy được thương hiệu sản phẩm có giá trị như thế nào.

Để xây dựng thương hiệu sản phẩm trong thời gian tới, trước hết ta cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong việc xây dựng thương hiệu. Giúp doanh nghiệp nhận ra rằng thương hiệu sẽ củng cố sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm cũng như nâng cao giá trị của sản phẩm, từ đó sẽ giúp cho lợi ích của doanh nghiệp được tăng lên.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, đăng ký và bảo vệ các thương hiệu sản phẩm rau quả.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đăng ký thương hiệu, giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong công tác đăng ký thương hiệu. Ngoài ra sẽ có thêm những biện pháp hỗ trợ như hỗ trợ lệ phí đăng ký, hỗ trợ về hướng dẫn thủ tục đang ký …

Ngoài ra, cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp thiết kế biểu tượng lô gô hoặc hệ thống dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho các thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm. Hỗ trợ tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển các thương hiệu doanh nghiệp hoặc thương hiệu sản phẩm. Hỗ trợ các hoạt động truyền thông marketing, quảng bá các thương hiệu doanh nghiệp hoặc thương hiệu sản phẩm bằng các loại hình marketing như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, sản xuất phim thương hiệu, xây dựng Website, truyền thông online, in ấn các sản phẩm truyền thông cho thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, quảng cáo bảng, quảng cáo biển, tổ chức sự kiện…

3.2.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của hoạt động tuyên truyền, quảng cáo cho sản phẩm rau quả của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác quảng bá, tuyên truyền, trong thời gian tới, chúng ta cần phải đa dạng hóa cả về hình thức và nội dung của các hoạt động tuyên truyền, quảng bá. Tạo ấn tượng và thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Muốn vậy, cần phải thực hiện những hoạt động như sau:

- Tích cực tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam đến với tất cả các thị trường, chú trọng tới những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thanh long, dứa, xoài và một số sản phẩm mới như nhãn, vải, chôm chôm vừa mới được nhập khẩu vào các thị trường khó tính.

- Tiến hành phát triển rộng rãi những loại hình quảng cáo mới và có hiệu quả cao đến với các tổ chức doanh nghiệp xuất khẩu ví dụ như hình thức “Du lịch tại vườn” hoặc tham quan nhà máy chế biến của doanh nghiệp.

- Thường xuyên củng cố mọi thông tin về chất lượng sản phẩm, hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra để quảng cáo cho sản phẩm của mình, đảm bảo việc thông tin được cung cấp luôn chính xác, kịp thời.

- Tích cực đổi mới hình thức và nội dung của các ấn phẩm quảng cáo cho rau quả Việt nhằm nâng cao hiệu quả của các ấn phẩm này khi đến tay những đối tác kinh doanh tại những thị trường tiềm năng.

- Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công tác trong hoạt động quảng cáo truyền thông, góp phần tăng chất lượng của các hoạt động quảng bá, tuyên truyền đối với các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam.

3.2.2.4. Tăng cường tổ chức các hội trợ triển lãm về rau quả, nâng cao uy tín của Hội chợ, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất khẩu rau quả tham gia.

Chương trình XTTM Quốc gia hàng năm cần đưa thêm nhiều hoạt động tổ chức các hội chợ triển lãm về các sản phẩm rau quả, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh xuất khẩu có cơ hội được tham gia.

Việt Nam cần phải thường xuyên tổ chức các Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu những sản phẩm rau quả của mình đến với bạn bè thế giới. Các doanh nghiệp cần tận dụng thời gian này tìm kiếm bạn hàng, đối tác kinh doanh phù hợp, nắm bắt cơ hội để phát triển xuất khẩu.

Chọn thời điểm hợp lý để tiến hành tổ chức hội chợ triển lãm, không để bị quá gần hoặc trùng với các hội chợ lớn, đã có uy tín lâu năm trên thị trường quốc tế, bởi như vậy sẽ rất khó khăn trong công tác thu hút các doanh nghiệp quốc tế tham dự hội chợ của chúng ta.

Tích cực tổ chức tuyên truyền và mời gọi các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu rau quả tham gia vào các hội trợ triển lãm thông qua các hình thức như thư mời, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng … Thêm vào đó, cần phải hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong hoạt động thiết kế gian hàng, trưng bày sản phẩm hay chi phí thuê đất để dựng gian hàng …

Để có thể tạo dựng và nâng cao uy tín của những Hội chợ do Việt Nam tổ chức chúng ta cần phải đảm bảo được hai yếu tố quan trọng đó là: chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia hội chợ và số lượng các doanh nghiệp tham gia hội chợ. Các mặt hàng mà các doanh nghiệp đem đến để tham dự hội chợ phải đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo về những vấn đề VSATTP đặc biệt là phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp tới tham dự hội chợ càng đông, với càng nhiều sản phẩm có chất lượng tốt càng thể hiện rằng hội chợ đó là một hội chợ có uy tín.

3.2.3. Chính sách mặt hàng xuất khẩu

3.2.3.1. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến có hàm lượng công nghệ cao.

Để khắc phục tình trạng các sản phẩm rau quả xuất khẩu của ta chỉ tập trung vào những sản phẩm với lợi thế sẵn có của sản phẩm và nâng cao giá trị đối với những sản phẩm rau quả xuất khẩu của chúng ta, trong thời gian tới cần chú trọng đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm được chế biến sâu, bảo quản tốt. Các sản phẩm rau quả được chế biến và bảo quản tốt sẽ đem lại giá trị gia tăng lớn hơn, xuất khẩu đến những thị trường xa hơn. Để có thể thực hiện được mục đích này, cần phải thực hiện những việc như:

- Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn để đầu tư mua sắm các dây chuyền sản xuất, chế biến hiện đại nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường Mỹ, EU, Nhật

Bản. Việc cho các doanh nghiệp vay vốn với ưu đãi về lãi suất sẽ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào việc nâng cấp các dây chuyền công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Nhà nước cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển giao các công nghệ, quy trình hiện đại, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với những tiến bộ KHCN về sản xuất, chế biến và bảo quản rau quả trên thị trường quốc tế để doanh nghiệp có thể nhanh chóng áp dụng nhằm nâng cao hàm lượng rau quả chế biến sâu trong xuất khẩu của Việt Nam.

- Xây dựng những nhà máy chế biến rau quả với những dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất lớn có thể cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Việc chuyển dịch về cơ cấu này của mặt hàng xuất khẩu sẽ giúp các mặt hàng rau quả của chúng ta nâng cao được giá trị gia tăng khi xuất sang các thị trường, nó còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường xuất khẩu do khi được chế biến sâu với những công nghệ hiện đại, các sản phẩm rau quả này có thể đến với những thị trường khó tính, những thị trường có khoảng cách xa về địa lý.

3.2.3.2. Đẩy mạnh việc đưa ra thị trường những sản phẩm mới với tiêu chuẩn chất lượng vượt trội.

Để góp phần đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nâng cao giá trị rau quả xuất khẩu, trong những năm tới đây chúng ta cần phải tạo ra nhiều giống rau quả mới với chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn nữa để đưa ra sản xuất và đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường xuất khẩu. Để thực hiện nhiệm vụ đó, các Bộ và các viện nghiên cứu cần phải có những hoạt động cụ thể như:

- Bộ KHCN, các Viện nghiên cứu cần tích cực đầu tư nghiên cứu các quy trình chế biến, bảo quản mới với chi phí thấp hơn mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu, giúp giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm rau quả của Việt Nam tại những thị trường đó.

- Bộ NNPTNT và Bộ KHCN tập trung nghiên cứu các mặt hàng rau quả chủ lực của nước ta, cải thiện chất lượng giống, khả năng chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cũng cần phải nghiên cứu tìm ra những quy trình sản xuất mới phù hợp với những sản phẩm này với mức chi phí thấp nhất, điều này sẽ giúp giảm chi phí tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.

- Sau khi giống mới được đưa vào sản xuất đại trà, Bộ NNPTNT và các Viện nghiên cứu cần phải hướng dẫn và hỗ trợ người nông dân trong quy trình sản xuất, giúp cho người nông dân không bị bỡ ngỡ hay mắc phải những sai sót trong chăm sóc những giống mới này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam (Trang 87)